PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: Cơ chế đặc thù gỡ thế “nhà đông con, đi chợ ít tiền”

Trâm Anh Thứ ba, 14/11/2017 - 18:25

PGS-TS. Nguyễn Minh Hòa: “Nếu có một cơ chế đặc thù thì TP.HCM sẽ phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, sẽ không còn cảnh chỉ dám “đi chợ với số tiền eo hẹp trong lúc nhà đông con”.

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: "Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đã áp dụng cơ chế đặc thù từ lâu. Mình đi sau thì phải học hỏi, tránh sai lầm". Ảnh nhân vật cung cấp.

Cơ chế đặc thù cho TP.HCM là cần thiết. Bởi vì TP hiện tại đã đông dân quá, lớn quá nhưng lại khoác lên mình một chiếc áo quá chật. Hiện nay, cơ chế quản lý tập trung hoá ở trung ương không còn phù hợp, nên cần phân quyền cho các thành phố lớn để có chính sách phát triển riêng. Theo đó, nếu cho TP.HCM tự quyết về đất đai, thuế, phí… về việc tự quyết tất cả dự án đầu tư mà không cần thông qua bộ, ngành này nọ thì không khó để thu hút nhà đầu tư, tạo tiền đề cho việc hoàn thành công tác chỉnh trang đô thị; nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện hạ tầng. Đây là hai vấn đề bức thiết của TP hiện nay vì nó cần một nguồn vốn xã hội hóa rất lớn”, PGS-TS. Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Diễn đàn Phát triển đô thị bền vững Châu Á tại Việt Nam, nhận định.

Theo ông Hòa, TP.HCM sẽ có diện mạo mới khi áp dụng thành công cơ chế tự chủ. “Vấn đề quan trọng nhất là Quốc Hội thảo luận đó là về việc tự chủ trong tài chính. Nếu TP.HCM làm được điều này thì sẽ là rất tốt. TP sẽ có có tiền để đầu tư, phát triển cơ sở kỹ thuật, hạ tầng… đầu tư đường xá, giao thông, đô thị và các dự án đầu tư. Khi đó, một thành phố với diện mạo phát triển vững chắc, toàn diện là một điều không xa”.

Ông Hoà cũng cho biết: “Vấn đề quan trọng nhất ở đây không phải là có nhiều tiền thì có tốt hay không mà phải là việc sẽ sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả. Việc ban hành cơ chế để có nhiều tiền chỉ là điều kiện tốt để có nền tảng, tiềm lực đầu tư, phát triển. Còn vấn đề cốt yếu phải là việc sử dụng đồng tiền ấy có hiệu quả, có sinh lợi hay không.

Nếu nói cho phép TP.HCM có  cơ chế đặc thù  kèm theo các quy định về việc sử dụng tiền thì chỉ là chuyện nhỏ, vấn đề cốt lõi là cơ chế mới phải kèm theo đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi để có thể để tự chủ về tài chính và tự chủ về nhân sự.

Anh chỉ tốt khi anh có đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ chuyên môn nhân sự tốt thì khi đó anh mới có thể suy nghĩ cách làm sao để đầu tư, sử dụng tiền bạc hợp lý. Về vấn đề này thì TP.HCM đang còn yếu nên cần phải chú trọng”.

Theo ông Hòa, chúng ta đang đi sau các nước trên thế giới gần 50 năm. Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đã áp dụng từ lâu và họ đã thành công. TP.HCM đi sau thì cần phải học hỏi, cố gắng phạm những sai lầm không đáng có.

Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng 14/11 về cơ chế đặc thù cho TP.HCM, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu cần trao cho TP.HCM cơ chế đặc thù.
Chủ tịch Quốc hội lần lượt lý giải sự cần thiết trong việc trao cho TP.HCM hàng loạt cơ chế đặc thù về đất đai (tự quyết dự án đầu tư có 10 ha đất lúa trở lên); chính sách thuế tài sản, tăng mức thuế suất so với quy định (thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt); cho thu một số loại phí, lệ phí chưa có trong luật; được quyết định dự toán sau khi Quốc hội giao tổng thu, tổng chi...
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội cũng ủng hộ cho TP.HCM được hưởng cơ chế sử dụng 50% tiền bán trụ sở bộ, ngành tại TP và tiền cổ phần hoá DNNN trên địa bàn để đầu tư hạ tầng.

TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội

TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội

Tiêu điểm -  6 năm
Đồng ý với việc TP.HCM được phép áp dụng một số cơ chế, chính sách “đặc thù”, được thu thêm hoặc tăng thu một số loại thuế, phí, nhưng Bộ Tài chính đề xuất các chính sách đưa ra phải báo cáo Quốc hội. Trong khi các chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại với các cơ chế “đặc thù”. Dự kiến, nghị quyết này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp ngày 14/11 tới.
TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội

TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội

Tiêu điểm -  6 năm
Đồng ý với việc TP.HCM được phép áp dụng một số cơ chế, chính sách “đặc thù”, được thu thêm hoặc tăng thu một số loại thuế, phí, nhưng Bộ Tài chính đề xuất các chính sách đưa ra phải báo cáo Quốc hội. Trong khi các chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại với các cơ chế “đặc thù”. Dự kiến, nghị quyết này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp ngày 14/11 tới.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".