Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố đợt 1.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng lại 6 khu chung cư, nhà chung cư nguy hiểm cấp D gồm: khu tập thể Giảng Võ, khu tập thể Thành Công, khu tập thể Ngọc Khánh, khu tập thể Bộ Tư pháp (thuộc quận Ba Đình), nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa), nhà 148-150 Sơn Tây (quận Ba Đình).
Thành phố giao UBND các quận Ba Đình, Đống Đa hoàn thành di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D trong quý I/2022. Với 4 khu chung cư tại quận Ba Đình, Sở Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với UBND quận Ba Đình rà soát kết quả kiểm định đối với các nhà chung cư đã có và kiểm định đối với các nhà chung cư còn lại, dự kiến hoàn thành trong quý II/2022.
UBND quận Ba Đình chủ trì các nội dung như: khảo sát, xác định số liệu hiện trạng nhà chung cư cũ, các công trình khác thuộc phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, làm cơ sở để các nhà đầu tư lập đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí nhà ở tạm thời (dự kiến hoàn thành trong quý III/2022), nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (hoặc tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình) các khu chung cư.
Đồng thời, theo kế hoạch, UBND quận Ba Đình chủ trì tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án; tổ chức hội nghị nhà chung cư để lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư đối với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời. Sau khi UBND thành phố chấp thuận nguyên tắc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời, UBND quận Ba Đình phê duyệt phương án, dự kiến hoàn thành quý I/2023.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời, chấp thuận doanh nghiệp được lựa chọn làm chủ đầu tư theo quy định; báo cáo UBND thành phố trong quý I/2023.
Dự kiến, nhà chung cư cũ, nhà nguy hiểm cấp D phá dỡ trong quý III/2023. Đối với các nhà còn lại thuộc khu chung cư, tiến độ cụ thể trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (từ quý III/2023).
Riêng đối với nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa), hoàn thành di dời các hộ dân trong quý I/2022. UBND quận Đống Đa chủ trì tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án, tổ chức hội nghị nhà chung cư để lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư đối với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời; phê duyệt phương án theo ủy quyền của UBND thành phố; dự kiến hoàn thành quý II/2022.
Thời gian phá dỡ nhà chung cư cũ dự kiến hoàn thành quý II/2023.
Với nhà 148-150 Sơn Tây (quận Ba Đình), UBND thành phố giao UBND quận Ba Đình hoàn thành di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D trong quý I/2022; chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát lựa chọn chủ đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời và tình hình triển khai thực hiện của chủ đầu tư; yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục dự án theo quy định để khởi công; báo cáo UBND thành phố trong quý I/2022. Thời gian phá dỡ nhà chung cư cũ dự kiến hoàn thành quý III/2022.
Ngoài ra, thành phố cũng rà soát lại các dự án cải tạo chung cư cũ đang triển khai; dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đã lựa chọn được chủ đầu tư nhưng chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định...
Danh mục một số các dự án nhà chung cư đang triển khai cần rà soát: 26 Liễu Giai, 3A Quang Trung (quận Hoàn Kiếm), cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Viện tư liệu phim Việt Nam – The Boulevard tại 22 Liễu Giai, Nhà A&B khu tập thể Nghĩa Đô, dự án cải tạo khu chung cư cũ L1, L2 (khu Nam Thành Công) số 93 Láng Hạ…
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.