Hồ sơ quản trị
Di sản đồ sộ Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn để lại cho DIC Corp
Quỹ đất rộng, tiềm lực tài chính mạnh cũng như định hướng phát triển là những dấu ấn đậm nét mà vị 'thuyền trưởng' để lại cho DIC Corp.
Tập đoàn DIC vừa phát đi thông báo Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã từ trần ngày 10/8/2024, hưởng thọ 68 tuổi.
Hành trình của ông Tuấn cùng DIC Corp đã phải dừng lại sau loạt kế hoạch cơ cấu vốn và cấu trúc lại tài sản, quỹ đất trong suốt thời kỳ khó khăn vừa qua của thị trường bất động sản.
Sinh ra tại Thanh Hoá, ông Tuấn bắt đầu sự nghiệp từ năm 21 tuổi khi làm việc tại Xí nghiệp 101 thuộc Công ty Xây dựng cấp thoát nước số 1 của Bộ Xây dựng. Sau đó, ông làm việc tại Công ty Xây dựng Dầu khí và lần lượt được thăng tiến lên các vị trí phó phòng rồi trưởng phòng.
Ngày 26/5/1990, Bộ Xây dựng quyết định thành lập nhà nghỉ để kinh doanh dịch vụ du lịch, công tác điều dưỡng cho nhân viên ngành xây dựng tại Vũng Tàu và ông Tuấn được giao chức vụ Giám đốc. Từ đây, ông chính thức bắt đầu hành trình gây dựng một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu khu vực phía Nam.
Hành trình “hóa rồng” của DIC Corp
Ban đầu, nhà nghỉ chỉ có vài nhân viên gói gọn trong lĩnh vực phục vụ công nhân viên ngành điều dưỡng trước được định hướng khi mở rộng, chuyển dịch dần sang mô hình hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực.
Năm 1993, nhà nghỉ chuyển thành Công ty Đầu tư xây dựng và dịch vụ du lịch với tổng tài sản 8,2 tỉ đồng và tới năm 2001 được chuyển đổi thành Công ty Đầu tư phát triển – xây dựng (DIC).
Bảy năm sau, DIC được cổ phần hóa thành Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp) với trên 30 công ty thành viên, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 370 tỉ đồng.
Lúc đó, ông Tuấn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện cho 32,5% vốn nhà nước tại DIC Corp.
Tháng 8/2009, công ty chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán với mã chứng khoán là DIG. Không dừng lại ở đó, quy mô vốn công ty liên tục tăng qua các năm, chính thức đạt mức gần 6.100 tỷ đồng vào năm ngoái và tổng tài sản đạt gần 16.830 tỷ đồng, gấp hơn 2.000 lần so với thời điểm thành lập.
Theo kế hoạch mới nhất vừa được đại hội đồng cổ đông thông qua, DIC Corp có thể nâng vốn điều lệ lên hơn 10.200 tỷ đồng và lọt vào nhóm các tập đoàn địa ốc lớn nhất Việt Nam.
Dưới sự dẫn dắt của ông Tuấn, năm 2017, DIC Corp chính thức chuyển sang tập đoàn kinh tế tư nhân khi Nhà nước thoái 49,65%. Từ thời điểm này, không chỉ ông Tuấn là Chủ tịch HĐQT mà người nhà của ông cũng là cổ đông lớn, đồng thời nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt tại công ty.
Theo cập nhật mới nhất, ông Tuấn sở hữu hơn 46,8 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ 7,68% vốn điều lệ và vợ ông là bà Lê Thị Hà Thành từng sở hữu hơn 970.000 cổ phiếu nhưng hiện đã thoái vốn gần hết.
Con trai ông Tuấn là Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch Tập đoàn DIC hiện là cổ đông lớn nhất, nắm trong tay gần 62 triệu cổ phiếu, tương đương 10,16% vốn điều lệ. Con gái ông Tuấn là Nguyễn Thị Thanh Huyền hiện cũng đang là Phó chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu gần 3% vốn điều lệ.
Tập đoàn hiện có 289 cán bộ với mức thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng đạt 19,83 triệu đồng. Năm ngoái, mỗi nhân sự của Tập đoàn DIC đóng góp khoảng 4,6 tỷ đồng doanh thu và gần 380 triệu đồng lợi nhuận.
Quỹ đất “khủng” để lại cho DIC Corp
Với quỹ đất liên tục được tích lũy qua các năm, với tổng diện tích sở hữu và nghiên cứu hiện đạt hơn 5.000 ha tại nhiều vị trí đắc địa trên toàn quốc, Tập đoàn DIC hiện là đơn vị phát triển bất động sản có quỹ đất hàng đầu trong nhóm doanh nghiệp bất động sản vốn hoá vừa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đại dự án bất động sản đầu tiên DIC Corp phát triển dưới thời ông Tuấn là Khu đô thị Chí Linh ở tại trung tâm thành phố Vũng Tàu. Được thực hiện từ năm 1997, dự án có diện tích 99,7ha với 20 tòa chung cư cao từ 15 đến 34 tầng, tổng vốn đầu tư lên đến 8.000 tỷ đồng. Đây cũng chính là dự án khu đô thị mới đầu tiên tại miền Nam và vẫn duy trì hoạt động và có kế hoạch mở rộng, phát triển tới hiện tại.
Dự án nổi bật tiếp theo có diện tích đất lên đến gần 465 ha là Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước tại Đồng Nai, tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng được khởi công vào năm 2005.
Ngay sau khi niêm yết thành công, ông Tuấn đã đưa DIC Corp tiến ra miền Bắc với dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên tại Vĩnh Phúc, quy mô 446ha, tổng vốn đầu tư 8.700 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cả hai dự án này đã được mở bán và sang nhượng một phần và hiện vẫn nằm trong kế hoạch phát triển, đang được bổ sung vốn và đang chiếm 4.200 tỷ đồng tổng chi phí dở dang của công ty tính tới cuối quý II năm nay.
DIC Corp cũng đẩy mạnh phát triển các dự án bất động sản du lịch, gồm các khu du lịch, căn hộ du lịch, khách sạn đạt tiêu chuẩn cao gắn liền với thương hiệu quốc tế tại những thành phố du lịch hoặc nằm trong các dự án đô thị du lịch của công ty.
Điển hình như dự án Khu đô thị du lịch Long Tân tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai có quy mô gần 332ha diện tích đất và vốn đầu tư là 12.618 tỷ đồng. Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu nằm ngay trung tâm thành phố Vũng Tàu với quy mô hơn 90ha đất có tổng vốn đầu tư là 10.972 tỷ đồng.
DIC Corp cũng đã hoàn thành dự án khách sạn 5 sao Pullman và Trung tâm Hội nghị triển lãm quốc tế đầu tiên tại Vũng Tàu.
Ngoài ra, tập đoàn đang triển khai các dự án lớn khác như Khu đô thị du lịch Phương Nam tại Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu) với quy mô 295ha, Khu đô thị Vị Thanh (Hậu Giang) quy mô 203ha, Khu du lịch sinh thái Ba Sao (Hà Nam) quy mô 750ha.
Không chỉ dừng lại ở các dự án bất động sản dân dụng, chia sẻ về kế hoạch phát triển, ông Tuấn từng cho biết, ngoài việc tập trung phát triển các khu đô thị, một lĩnh vực mà ban điều hành đang rất quan tâm hiện nay là khu công nghiệp.
Ông cho rằng, sai lầm lớn nhất của mình là chỉ làm khu đô thị, mà không quan tâm đến khu công nghiệp, làm mất một khoản thu rất lớn cho công ty.
Ngoài ra, DIC Corp có kế hoạch “lấn sân” sang mảng năng lượng, thực thi chiến lược ESG khi đang nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy điện rác tại Bà Rịa – Vũng Tàu và tích cực hợp tác với các đối tác lớn từ Trung Quốc như Everbright Environment hay CHEC.
Sau thời gian tạm làm chậm hoạt động kinh doanh để hạ tối đa các khoản nợ trong thời gian thị trường bất động sản "đóng băng", DIC Corp đã có những biến chuyển trong chiến lược.
Theo đó, công ty đang lên kế hoạch huy động tối đa nguồn vốn để phát triển các dự án và đây có thể là dấu ấn của HĐQT nhiệm kì 2023-2027 và là bước chuyển mình của DIC Corp hướng tới giai đoạn tăng trưởng mới.
BIDV sẽ rót thêm 1.500 tỷ đồng vào DIC Corp
DIC Corp nỗ lực khơi thông các dự án bất động sản trọng điểm
Các dự án trọng điểm của DIC Corp cũng dần được tháo gỡ về mặt pháp lý.
DIC Corp dồn vốn cho loạt kế hoạch nghìn tỷ
DIC Corp đang lên kế hoạch huy động tối đa nguồn vốn để phát triển loạt dự án nghìn tỷ.
DIC Corp báo lỗ kỷ lục sau kế hoạch kinh doanh tham vọng
DIC Corp vừa tiếp tục thông qua kế hoạch kinh doanh “nghìn tỷ” trong năm 2024 với doanh thu hợp nhất đạt 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.010 tỷ đồng, lần lượt tăng 72% và 510% so với thực hiện năm 2023. Tuy vậy trong quý đầu năm công ty lỗ hơn 120 tỷ đồng.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.