Đi tìm công thức cho mô hình kinh doanh homestay

Việt Hưng - 11:12, 30/10/2018

TheLEADERVới việc tạo ra nhiều nguồn giá trị cho chủ sở hữu cùng với nguồn thu đáng kể, không khó hiểu khi kinh doanh homestay trở thành trào lưu của giới kinh doanh bất động sản sinh lời vài năm trở lại đây.

Với việc thay đổi thói quen du lịch, các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cũng dần chuyển mình qua một hình thức tuy mới nhưng không quá xa lạ, đó chính là kinh doanh homestay và dịch vụ căn hộ.

Theo một số nghiên cứu, xu hướng kinh doanh này đang tăng dần và sẽ còn phát triển hơn nữa tại Việt Nam trong thời gian tới. Bởi ngành du lịch nước ta đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành ngành công nghiệp không khói với giá trị lợi nhuận có thể lên đến con số 20 tỷ USD.

Tuy vậy, không dễ để "hốt bạc" từ mô hình này. Bởi nhà đầu tư có thể bị thua lỗ nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể, thiếu kiến thức về mô hình kinh doanh, hay phát sinh chi phí cao, cùng với lượng khách thuê không ổn định.

Tìm lời giải đáp cho những rủi ro

Có rất nhiều những rủi ro mà các chủ nhà, những người kinh doanh homestay sẽ gặp phải. Đó là những khó khăn đến từ phía khách hàng, từ đối tác, và thậm chí đến từ chính những chính sách không phù hợp trong phương thức kinh doanh.

Chẳng hạn, một số homestay sẽ gặp phải các trường hợp như: Review không có tâm, không chính xác, rating thấp nhưng không đưa ra lý do khiến các căn hộ bị tụt hạng, giảm uy tín trong mắt khách hàng.

Trong nhóm kín dành cho các chủ hộ kinh doanh, bạn N.L chia sẻ: "Tôi có cho một khách nước ngoài thuê, check-in chưa được bao nhiêu lâu, anh khách đánh giá 3* và tự động checkout đi luôn mà không thông báo. Vị khách này cũng không giao tiếp với tôi, trong khi tôi rất sẵn sàng hỗ trợ và nghe góp ý từ họ. Giờ tôi không biết phải làm thế nào, có bị ảnh hưởng gì không?”.

Nhưng đó chưa phải tình huống xấu nhất, bởi nhiều chủ nhà cũng từng lâm vào hoàn cảnh khách hàng phá đồ, lấy cắp đồ, sử dụng chất kích thích, mại dâm... Số lượng và tính cách khách hàng khá đa dạng nên các chủ nhà cũng dễ "đau đầu" khi gặp phải nhiều kiểu người khác nhau.

Để tránh gặp những trường hợp trên, các chủ nhà mách nhau nên lập nội quy, thậm chí mô tả cách xử lý, đền bù rõ ràng để khi xảy ra sự việc có căn cứ giải quyết.

Còn khi gặp phải trường hợp khách vô trách nhiệm, huỷ phòng trước giờ check-in, để tránh thiệt hại và tổn thất doanh thu, các chủ homestay đang lựa chọn đi theo phổ biến nhất, đó chính là để chế độ thanh toán trước 50%, tính phí huỷ phòng và lựa chọn những nền tảng cho thuê phòng uy tín, sẵn sàng đảm bảo quyền lợi chủ nhà.

Đi tìm công thức cho mô hình kinh doanh homestay
Tìm lời giải đáp cho những rủi ro kinh doanh homestay

Không chỉ khách hàng, mà các đối tác cũng có thể trở thành nguồn cơn của sự "rắc rối" cho các chủ homestay. Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp, chủ nhà lấy lại nhà khi đang kinh doanh tốt, hoặc có nhiều tình huống chủ toà nhà gây cản trở.

Để chuẩn bị cho các tình huống đó, chủ homestay nên có những phòng bị kỹ về giấy tờ, chính sách đền bù rõ ràng ngay từ lúc làm hợp đồng, với chủ toà nhà thì càng nên mềm mỏng khi cần thiết.

Tối ưu và đa dạng hoá kênh bán hàng

Hiện nay, có rất nhiều kênh, nền tảng và ứng dụng hỗ trợ, là đầu mối trung gian giúp kết nối nhu cầu cho thuê của chủ nhà đối với khách hàng.

Trên thế giới đã có mô hình Airbnb với mạng lưới các căn hộ phong phú, tuy chưa chính thức hoạt động tại Việt Nam nhưng ứng dụng này vài năm trở lại đây đã có nhiều hoạt động với lượng đăng ký từ chủ nhà người Việt đông đảo.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng không nên quá phụ thuộc vào Airbnb mà cần phải tối ưu và đa dạng hoá kênh bán hàng, đăng các sản phẩm của mình trên nhiều nền tảng OTA cùng lúc, ví dụ như Luxstay – kênh kinh doanh lưu trú uy tín cho chủ nhà với các mức ưu đãi, bảo vệ quyền lợi cho người kinh doanh đáng tin cậy.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên biết các cách marketing, phương thức quảng cáo trên những kênh được ưa chuộng như Facebook, Instagram, các trang du lịch và mô tả trên nền tảng OTAs để phân bổ nội dung, đồng thời thu hút được lượng khách hàng mới.

Việc xuất hiện nhiều dịch vụ hỗ trợ đã khiến cho việc kinh doanh homestay trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Gần đây, Luxstay cũng đang phát triển mạnh hệ sinh thái và đưa ra những giải pháp hữu ích dành cho chủ nhà như khoá Smartlook của Luxstore, các dịch vụ dọn dẹp, chăm sóc khách hàng với sự hỗ trợ vô cùng lớn về giá với những ưu đãi hấp dẫn dành cho chủ nhà.

Đi tìm công thức cho mô hình kinh doanh homestay 1
Chủ homestay cần tối ưu và đa dạng hóa kênh bán hàng

Tại Việt Nam, “với nguồn cung ít nhưng nhu cầu lại nhiều”, Luxstay trở thành nền tảng đầu tiên hoạt động một cách chuyên nghiệp mang đến những giải pháp kinh doanh tốt nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh Homestay.

Có thể nói, kinh doanh homestay cần phải có chiến lược và biết cách tận dụng các yếu tố từ dự trù giải quyết vấn đề, tối ưu hoá các kênh bán hàng, cũng như biết chọn lựa các dịch vụ hỗ trợ để việc vận hành tiết kiệm chi phí, lại vừa hiệu quả trong kinh doanh.

Tôi mới kinh doanh Homestay được 6 tháng với 2 căn hộ tại Hồ Tây và 1 homestay tại Sóc Sơn, lúc ban đầu tôi khá bỡ ngỡ về loại hình kinh doanh này vì chỉ là một tay ngang, bởi công việc chính của tôi là làm văn phòng hành chính, có nhiều thời gian rảnh và dư giả một số vốn nên tôi quyết định đầu tư vào loại hình này. Trộm vía tôi khá may mắn trong kinh doanh khi căn hộ đầu tiên khá hút khách, tôi tiếp tục phát triển thêm hai căn nữa. Tuy nhiên, vấn đề tôi gặp phải đó là khó khăn trong việc quản lý và tìm các giải pháp hỗ trợ. Qua tìm kiếm tôi biết đến Luxstay, và đội ngũ Luxstay đã giúp tôi marketing các căn hộ trên nền tảng và kênh quảng cáo của họ. Tôi cũng biết đến khoá thông minh của Luxstore và có dùng thử nghiệm, nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc checkin và checkout cho khách, vừa đỡ tốn quỹ thời gian quản lý khách hàng vừa tiết kiệm chi phí thuê người cho tôi rất nhiều” - Chị Nhật Linh chia sẻ.