Dịch bệnh còn kéo dài, tiến tới chung sống an toàn với Covid-19

Nhật Hạ Thứ bảy, 18/04/2020 - 09:47

Nhất thiết phải kiểm soát được dịch bệnh nhưng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu phải điều chỉnh ở tất cả các cấp độ toàn xã hội để tiến tới chung sống an toàn với Covid-19.

Người dân cần hạn chế ra đường, nếu cần thiết phải ra ngoài thì đi lại phải an toàn.

Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành chiều 17/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ba điểm mấu chốt trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho thời gian tới là kiểm soát dịch bệnh, chung sống an toàn và điều chỉnh tích cực.

Phó thủ tướng nhận định, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.

Ông nhấn mạnh mục tiêu kép là phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người. 

“Vì vậy, chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

Kiểm soát dịch bệnh

Theo ông Đam, trước hết, nhất thiết phải kiểm soát được dịch bệnh, và trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và hoàn toàn có thể sẽ có những ca bệnh mới thì phải kiểm soát được ngay, không để lây lan rộng, thành những ổ dịch lớn, lây lan rộng, vượt khả năng kiểm soát, điều trị. 

Phó thủ tướng yêu cầu bám sát nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch.

Đầu tiên là ngăn chặn bằng cách tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh cả đường hàng không, đường thủy, đường bộ. Kiểm soát chặt nhưng không đóng hết vì vẫn phải tiếp tục tiếp nhận người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và thực hiện các dự án lớn, hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh… nên phải chủ động điều phối vấn đề xuất nhập cảnh, đảm bảo an toàn.

Phó thủ tướng yêu cầu không chỉ lực lượng công an, biên phòng mà chính quyền địa phương phải vào cuộc sát sao tới từng doanh nghiệp, từng cơ sở cách ly, từng cơ sở sẵn sàng điều trị sao cho việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi y tế từ sức khỏe tới đi lại, ở, làm việc, tiếp xúc được tuyệt đối an toàn.

Sau khâu ngăn chặn, điều quan trọng nhất khi phát hiện ra người nhiễm bệnh là lập tức tiến hành điều tra dịch tễ, xác định cách ly và khoanh vùng gọn lại ngay. Tinh thần cơ bản trong thời gian tới là cần có giải pháp phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, từng nhóm ngành nghề để đảm bảo vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Chúng ta đã hình thành được mô hình dự báo nguy cơ theo địa bàn từng tỉnh, thành phố để phân ra làm ba nhóm: Nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp.

“Tôi nhấn mạnh chúng ta phải tiếp tục chia được nhóm đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí đến cấp thôn… để chúng ta có thể điều hành sát sao hơn, linh hoạt hơn, kịp thời hơn và trên hết là hiệu quả hơn trong thực hiện mục tiêu kép. Vì vậy, các tỉnh phải có bộ phận cập nhật số liệu, theo dõi hàng ngày”, Phó thủ tướng nói.

Chuyển sang giai đoạn mới 'Chung sống an toàn với Covid-19'
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 17/4. Ảnh: Đình Nam.

Chung sống an toàn

Ông Đam nhấn mạnh chung sống an toàn phải đi vào từng lĩnh vực cụ thể, từng ngõ ngách, từng cấp độ nhưng tuyệt đối không chủ quan.

Đầu tiên là trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Từ ăn ở hợp vệ sinh mùa dịch, lau chùi nhà cửa, để thông thoáng, luyện tập, tinh thần… đến việc đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh. Chỉ tới cơ sở ý tế khám bệnh khi thực sự cần thiết. Các cơ sở y tế phải coi người đến khám là người có nguy cơ lây nhiễm F1 để có giải pháp đảm bảo an toàn.

Thứ hai, học tập an toàn. Bộ Giáo dục và đào tạo, các địa phương cần chuẩn bị kỹ lưỡng học tập an toàn với các giải pháp rất cụ thể phù hợp cho từng vùng, từng cấp học và từng loại hình trường lớp, để khi kiểm soát được dịch bệnh thì học sinh đi học trở lại phải an toàn.

Thứ ba, đi lại phải an toàn. Người dân cần hạn chế ra đường, nếu cần thiết phải ra ngoài thì đi lại phải an toàn. Phó thủ tướng cho rằng cần có quy định cụ thể cho từng phương tiện giao thông công cộng như máy bay, xe khách, taxi, xe ôm…

Thứ tư, sản xuất, kinh doanh an toàn. Từ nhà máy, xí nghiệp lớn tới các tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia đình, nhỏ lẻ, lao động tự do đều phải có các hướng dẫn rất cụ thể ở từng địa phương. Đối với các hộ kinh doanh cá thể, người hành nghề tự do cần có quy định hướng dẫn kể cả khi cầm tiền, thanh toán… như thế nào cho an toàn.

Thứ năm, các hoạt động của các cơ quan công quyền an toàn. Đặc biệt là việc tổ chức các sự kiện cần có nhiều người tham gia phải có phương án thật chi tiết đảm bảo đúng các hướng dẫn về phòng dịch.

Thứ sáu, sinh hoạt vui chơi, văn hóa, thể thao và du lịch. Trước mắt chúng ta chưa cho phép tập trung đông người. Tuy nhiên, ngành văn hóa, du lịch cần hoàn thiện các quy định, hướng dẫn để sẵn sàng khi tình hình dịch được kiểm soát tốt sẽ từng bước mở lại các hoạt động trên tinh thần phải đảm bảo an toàn.

Điều chỉnh tích cực

Theo ông Đam, những vấn đề cần thay đổi, điều chỉnh tích cực đã được nhận ra từ lâu và cũng đã có chuyển biến nhưng còn chậm khi không có dịch, thì trong điều kiện dịch bệnh, những điều này diễn ra nhanh hơn.

Dễ thấy nhất là các giải pháp thực hiện chuyển đổi số để tận dụng thời cơ của thời đại số hóa, của cách mạng 4.0. Từ việc hội họp trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến, học trực tuyến đến tư vấn khám bệnh trực tuyến, thanh toán điện tử... sẽ được đẩy nhanh hơn.

Hay lâu nay chúng ta rất khó hình thành thói quen cập nhật dữ liệu và ý thức chia sẻ dữ liệu thì trong lúc chống dịch và tới đây cần tiếp tục làm mạnh mẽ hơn, Phó thủ tướng lấy ví dụ.

Ngoài ra, trong cuộc sống, trong sinh hoạt có rất nhiều lề thói, phong tục không còn phù hợp mà chúng ta cố gắng yêu cầu, kêu gọi mọi người thay đổi nhưng vẫn còn chậm như chen lấn, xô đẩy, không xếp hàng, ồn ã nơi công cộng hay các lễ hội còn xô bồ, vừa thiếu văn minh và cũng không đúng với lễ tiết tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống…

Thậm chí không ít thói quen có tính gia đình, cá nhân cũng nên được thay đổi như bắt tay nhau khi đang ăn uống, dùng chung bát, đĩa… không phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, chính trong lúc dịch bệnh này, chúng ta cần bình tĩnh nhìn lại để thúc đẩy những điều chỉnh tích cực ở mọi tầng nấc, quy mô, từ trong cơ quan chức năng, nhà nước ra doanh nghiệp, cộng đồng; từ quy mô toàn xã hội, tập thể, gia đình và tới từng cá nhân.

“Kiểm soát được dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực” là ba điểm mà Phó thủ tướng cho rằng cần làm tốt trong thời gian tới. 

Theo Bộ Y tế, 24 giờ qua là ngày thứ 2 liên tục Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Đến thời điểm này, số ca bệnh vẫn là 268, trong đó, 198 bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Dịch bệnh đã lan ra 211 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.248.037 người mắc, 154.126 người tử vong. Tất cả các quốc gia trong khu vực Đông đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 24.105, số ca tử vong là 1.003

Chuyển đổi số không phải là cây đũa thần mùa dịch Covid-19

Chuyển đổi số không phải là cây đũa thần mùa dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Một trong những thay đổi lớn nhất mà đại dịch Covid-19 mang lại cho các doanh nghiệp không phải là chuyển đổi số mà là ý thức về chuyển đổi số, để rồi hướng đến giá trị vật chất mang tính hữu hình và cả giá trị hạnh phúc.

Xu hướng mới của người tiêu dùng hậu Covid-19

Xu hướng mới của người tiêu dùng hậu Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kỳ vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.

Các tỉnh thành điều chỉnh chính sách phòng chống Covid-19

Các tỉnh thành điều chỉnh chính sách phòng chống Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Trong khi nhiều tỉnh thành vẫn yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, một số địa phương có sự điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 từ hôm nay.

Mô hình kinh doanh tối giản: Cửa sống sót giữa đại dịch Covid-19

Mô hình kinh doanh tối giản: Cửa sống sót giữa đại dịch Covid-19

Leader talk -  4 năm

Nhờ mô hình kinh doanh tối giản, dự án du lịch độc đáo Làng Chài Xưa (Mũi Né, Bình Thuận) với Bảo tàng nước mắm và thương hiệu nước mắm Tĩn 300 năm vẫn duy trì được hoạt động tốt giữa đại dịch Covid-19.

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Tiêu điểm -  4 phút

Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  11 giờ

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  1 ngày

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  3 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Tiêu điểm -  4 phút

Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  11 giờ

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới

Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  14 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  14 giờ

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  14 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.