Điện thoại sản xuất ở Việt Nam chủ yếu phục vụ xuất khẩu

Việt Hưng Chủ nhật, 11/04/2021 - 15:15

Năm 2020, sản lượng điện thoại di động của Việt Nam đạt 253,2 triệu chiếc. Tuy nhiên, số lượng điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và phần lớn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong quý 1/2021, sản lượng điện thoại di động của cả nước đạt 54,4 triệu chiếc, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng TV đạt 4.458 nghìn cái, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó trong cả năm 2020, sản lượng điện thoại di động của Việt Nam đạt 253,2 triệu chiếc, gấp 1,3 lần năm 2016. Nhóm hàng điện thoại di động và linh kiện cũng tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam khi năm vừa qua đạt kim ngạch 50,9 tỉ USD.

Tuy nhiên, số lượng điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và phần lớn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; trong đó điện thoại và linh kiện chiếm 99,1%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%.

Ngược lại theo Tổng cục Hải quan, tính cả năm 2020, trị giá nhập khẩu nhóm hàng ĐTDĐ và linh kiện của Việt Nam đạt 16,64 tỉ USD, tăng 13,9% so với năm 2019.

Trong năm 2020, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 15,56 tỉ USD, chiếm 93% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc là 7,8 tỉ USD, tăng 2,9% so với năm 2019 và nhập khẩu từ Hàn Quốc là 7,76 tỉ USD, tăng 31,1%…

Điện thoại sản xuất ở Việt Nam chủ yếu phục vụ xuất khẩu
Điện thoại sản xuất ở Việt Nam chủ yếu phục vụ xuất khẩu

Ước tính mỗi năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 18 - 19 triệu chiếc ĐTDĐ với doanh số khoảng 4 tỉ USD. Trên thực tế, các sản phẩm điện thoại từ Trung Quốc hiện chiếm gần 50% thị phần tại thị trường Việt Nam với hàng loạt thương hiệu như Oppo, Xiaomi, Realme, Vivo, Huawei, Meizu, Lenovo…

Theo báo cáo của Công ty công nghệ giải trí số Appota trong năm 2020, thu nhập bình quân tại Việt Nam chưa cao, đa phần là tầng lớp thu nhập trung bình và thấp nên các sản phẩm smartphone có mức giá "vừa phải" sẽ dễ dàng chiếm được thị trường.

Cụ thể, phân khúc giá rẻ và tầm trung từ 3 - 10 triệu đồng có số lượng thiết bị được bán ra cao nhất; phân khúc cao cấp từ 10 - 20 triệu đồng trở lên được chiếm lĩnh bởi Samsung và Apple.

Tuy nhiên, doanh số chính hãng chỉ chiếm 5% thị trường, nếu xét cả các dòng iPhone xách tay cũng chỉ đạt dưới 10% số thiết bị sử dụng. Như vậy, mức giá dưới 5 triệu đồng đang chiếm gần tới 70% thị phần smartphone tại Việt Nam.

Theo ước tính của GfK, toàn thị trường sẽ còn giảm khoảng 5% về số lượng so với cùng kỳ của năm 2019 - thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Dẫn đầu về doanh thu trên thị trường hiện nay vẫn là Samsung, Apple, Oppo.

Hiện nay rất khó để đưa ra dự báo về mức độ tăng trưởng cho cả năm vì diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, nhưng các công ty bán lẻ vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi sớm như bình thường.

Áp lực mới từ bùng nổ sản lượng điện mặt trời, điện gió

Áp lực mới từ bùng nổ sản lượng điện mặt trời, điện gió

Tiêu điểm -  3 năm

Sự bùng nổ của năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió so với các nguồn điện truyền thống đang gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống điện.

TP.HCM 'khát' lao động trình độ cao hậu Covid-19

TP.HCM 'khát' lao động trình độ cao hậu Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Rất nhiều doanh nghiệp đang đặt hàng tuyển dụng các công việc có trình độ cao như chuyên gia phân tích, chuyển đổi số, an ninh mạng, kỹ sư phần mềm, công nghệ thông tin.

Bí kíp cho doanh nghiệp khi thị trường tuyển dụng ấm lên

Bí kíp cho doanh nghiệp khi thị trường tuyển dụng ấm lên

Tiêu điểm -  3 năm

Cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng được dự báo sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi doanh nghiệp lẫn người lao động phải thay đổi, chủ động để bắt kịp.

Tiết giảm năng lượng tái tạo để đảm bảo an toàn điện

Tiết giảm năng lượng tái tạo để đảm bảo an toàn điện

Tiêu điểm -  3 năm

Tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo là bắt buộc trong bối cảnh nguồn cung thay đổi khó dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện giảm.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  1 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  16 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  19 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  20 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  21 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.