Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Dũng Phạm Thứ tư, 25/09/2024 - 12:53

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Trong tháng 8/2024, giá thép xây dựng và HRC giảm lần lượt 32% và 28% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu. Tình trạng này đến từ tiêu thụ thép ở Trung Quốc giảm mạnh, chủ yếu là do cuộc khủng hoảng bất động sản tại nước này suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, Công ty chứng khoán MB (MBS) dự báo, giá thép Trung Quốc có thể phục hồi chủ yếu do nguồn cung thắt chặt kể từ quý IV/2024.

Theo Reuters, Chính phủ Trung Quốc hạn chế cấp phép các lò luyện thép sử dụng than năm 2024 hướng tới bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguồn cung.

Hơn nữa, một số nhà sản xuất thép ở Hà Bắc và Giang Tô đã giảm công suất xuống 72% (so với 78% vào năm 2023), khiến sản lượng trong tháng 9 của Trung Quốc đã giảm 10% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, về nhu cầu, tiêu thụ thép có thể phục hồi trong ngắn hạn do một số thành phố như Thượng Hải và Giang Tô có kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng sau ảnh hưởng từ cơn bão Benica được ghi nhận là mạnh nhất trong 70 năm qua.

Đặc biệt, ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố gói kích thích tiền tệ như một phần của gói kích thích rộng rãi nhằm phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với tầm ngắm là ngăn chặn sự lao dốc của thị trường nhà ở, giá thép thanh tương lai đã tăng vọt lên trên 3.134 CNY/tấn, cao nhất trong ba tuần và tăng 10% so với mức thấp nhất hồi giữa tháng trước.

Ở thị trường nội địa, MBS nhận định giá thép có thể phục hồi kể từ quý IV/2024 do áp lực từ Trung Quốc giảm và sự phục hồi của giá thép Trung Quốc giúp làm giảm lợi thế về chênh lệch giá thép nhập khẩu từ nước này.

Thêm nữa, nguồn cung nhà ở cải thiện và giải ngân đầu tư công khoảng 638.000 tỷ đồng được đẩy mạnh trở thành động lực tăng trưởng cho giá thép. Tiêu thụ thép xây dựng tăng 25% so với cùng kỳ trong tháng 8 nhờ nhu cầu phục hồi.

Với những tín hiệu tích cực trên, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng trong nước có thể phục hồi 5% so với mức đáy vào tháng 8. Tổ chức này cũng ước tính thép xây dựng và HRC có thể tăng quanh mức 7%/năm nhờ tăng trưởng nhu cầu và áp lực từ phía Trung Quốc giảm trong năm 2025 – 2026.

Doanh nghiệp hưởng lợi

Theo đó, các “đầu tàu” ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát, Tôn Hoa Sen hay Tôn Nam Kim được đánh giá sẽ hưởng lợi đáng kể trong bối cảnh tiêu thụ nội địa là động lực chính cho chu kỳ tăng trưởng trong hai năm tới.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất trong nước sẽ có thể giành được thị phần nhờ thuế chống bán phá giá được ban hành từ tháng 12/2024 và mức định giá của các công ty thép vẫn ở dưới mức trung bình trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ thép.

Đối với Hòa Phát, tập đoàn này có thể giành lại thị phần nhờ thuế chống bán phá giá cho HRC, thu hẹp mức chênh lệch của thép Trung Quốc và Việt Nam. Hơn nữa, đóng góp sản lượng Dung Quất 2 giúp sản lượng tăng 70% so với hiện nay.

Đồng thời, mức thuế mới cũng sẽ giúp Tôn Hoa Sen giành lại được thị phần nhờ thu hẹp sự chênh lệch giá của tôn mạ Trung Quốc và Việt Nam.

Trong khi đó, ngành thép xuất khẩu và trong nước dự kiến sẽ bước vào chu kỳ phục hồi từ năm 2024 khi nhu cầu khởi sắc.

Với triển vọng thị trường EU và Mỹ tích cực, Tôn Nam Kim sẽ được hưởng lợi nhờ khi đây là hai thị trường xuất khẩu có đóng góp hàng đầu của doanh nghiệp này.

Lãi ròng của Tôn Nam Kim ước tính phục hồi với tốc độ tăng trưởng lần lượt 287% và 111% trong giai đoạn 2024 - 2025 nhờ doanh thu tăng trưởng quanh mức 20%/năm trong bối cảnh sản lượng và giá bán phục hồi nhu cầu xuất khẩu được cải thiện và biên lợi nhuận gộp tăng khoảng 8%/năm nhờ giá bán tăng mạnh hơn giá nguyên liệu HRC.

Bệ đỡ cho ngành thép khi hàng rào bảo hộ bủa vây

Bệ đỡ cho ngành thép khi hàng rào bảo hộ bủa vây

Doanh nghiệp -  1 tháng
Doanh nghiệp thép được dự báo vẫn có thể ổn định được hoạt động xuất khẩu và đón đà phục hồi của thị trường trong nước.
Bệ đỡ cho ngành thép khi hàng rào bảo hộ bủa vây

Bệ đỡ cho ngành thép khi hàng rào bảo hộ bủa vây

Doanh nghiệp -  1 tháng
Doanh nghiệp thép được dự báo vẫn có thể ổn định được hoạt động xuất khẩu và đón đà phục hồi của thị trường trong nước.
Thép Pomina tiếp đà thua lỗ

Thép Pomina tiếp đà thua lỗ

Doanh nghiệp -  1 tháng

Thua lỗ chín quý liên tiếp, tổng lỗ lũy kế của Thép Pomina đã lên tới gần 1.770 tỷ đồng.

'Đại gia thép' hưởng lợi nhờ giá heo tăng

'Đại gia thép' hưởng lợi nhờ giá heo tăng

Doanh nghiệp -  1 tháng

Giá thức ăn chăn nuôi giảm và giá heo hơi tăng cao giúp biên lợi nhuận chăn nuôi của Tập đoàn Hoà Phát tốt hơn.

Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép

Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép

Doanh nghiệp -  3 tháng

Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép của Hòa Phát bùng nổ kề từ tháng 4 làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2024.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  57 phút

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Trong thời điểm tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, quản lý rủi ro tốt sẽ trở thành điểm cộng cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Nguồn tài trợ vốn quan trọng của VinFast

Leader talk -  1 giờ

Theo chứng khoán Vietcap, VinFast sẽ cần 20.900 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động đầu tư phát triển. Phần lớn trong số này sẽ đến từ các khoản tài trợ của Chủ tịch Vingroup.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn

Phát triển bền vững -  1 giờ

Rủi ro đe dọa triển vọng kinh tế Việt Nam đến từ cầu bên ngoài và năng lực chống đỡ bên trong còn yếu, đòi hỏi các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy kinh doanh.

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Bộ KH&ĐT đề xuất Hệ thống ngành kinh tế, Hệ thống ngành kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 giờ

Chuyển đổi phương thức phát triển hướng tới kinh tế xanh, cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Tiêu điểm -  2 giờ

Sau những khó khăn vào năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu bước đột phá mới sau khi nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Nguyên tắc quản trị công ty OECD: Kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt

Nguyên tắc quản trị công ty OECD: Kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã được công nhận là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu, là nền tảng để các công ty triển khai quản trị công ty hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hóa.