Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản kiệt quệ do thiếu vốn
Bên cạnh các khó khăn về pháp lý, thiếu vốn chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp kiệt quệ.
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản đã trải qua hai năm khó khăn triền miên.
Bất động sản là ngành duy nhất có số doanh nghiệp thành lập mới đi lùi trong năm 2023. Bình quân mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc phá sản.
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một hoặc một số kịch bản phá sản, tạm dừng hoạt động, sa thải nhân viên, thu hẹp quy mô, cắt giảm lương, tái cấu trúc.
Các doanh nghiệp may mắn còn tồn tại trên thị trường hầu hết đều xác định tinh thần hoặc là “lỗ”, hoặc là lợi nhuận có thể giảm tới 80 - 90% so với cùng kỳ các năm trước.
Khó khăn trong việc huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm nghiêm trọng do các dự án đang triển khai buộc phải tạm dừng, giãn, hoãn vì không có vốn thanh toán cho nhà thầu, trả lương cho công nhân.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tổng nguồn cung căn hộ mới năm 2018 là gần 180 ngàn sản phẩm, nhưng năm 2023 chỉ còn 55.000 sản phẩm, bằng khoảng 30% so với năm 2018.
Thêm vào đó, người vay mua nhà, bao gồm cả dự án nhà ở giá phù hợp, nhà ở xã hội cũng bị “làm khó” bởi chính sách tín dụng từ các ngân hàng ngày càng ngặt nghèo hơn, điều kiện giải ngân khó hơn. Nếu không tiếp cận được các dòng tín dụng cho vay mua nhà, đầu ra của thị trường sẽ càng đi xuống.
Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản ghi nhận doanh thu sụt giảm vì lãi suất, chi phí tiếp cận tài chính tăng cao, không bán được hàng.
Theo ông Khánh, nguồn vốn đã, đang và sẽ còn là “áp lực” đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Tuy các nút thắt về pháp lý đã có hướng giải quyết theo do các bộ luật mới được thông qua (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai), song nếu vấn đề về “nguồn vốn” không được giải quyết, chắc chắn nhịp phục hồi của thị trường sẽ bị ảnh hưởng.
Cùng với việc giải quyết các nút thắt liên quan đến vấn đề pháp lý, nguồn vốn là “chất dẫn” quan trọng cần được “khơi thông” để thúc đẩy tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản.
Đặc biệt là hai kênh vốn quan trọng nhất là tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện chưa có hoặc chưa phát triển các kênh dẫn vốn khác như quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REITS), quỹ nhà ở,...
Ông Khánh cho rằng, trong các năm gần đây, nguồn vốn phát triển thị trường chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong năm 2022 tỷ trọng nguồn vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã sụt giảm đáng kể. Đến nay, nguồn vốn tín dụng vẫn trong thế “áp đảo”. Mặc dù, có sự điều chỉnh tỷ lệ, song luôn chiếm tỷ trọng dẫn đầu trong cơ cấu nguồn vốn.
Dư nợ tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng trên 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và đang trong xu hướng tăng.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 6,75% so với đầu năm.
Trong đó, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 22%, chiếm khoảng 26% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên, vốn tín dụng chủ yếu tăng đối với nhà phát triển bất động sản trong khi tín dụng vay mua nhà lại rất thấp.
Những tháng đầu năm 2024, tín dụng vay tiêu dùng, mua nhà vẫn tiếp tục đà suy giảm dù lãi suất cho vay đã duy trì ở mặt bằng thấp bởi những biến cố về lạm phát, lãi suất… vẫn chưa thể dự đoán.
Việc vay tiền để mua nhà và trả nợ hàng tháng với số tiền trên 10 triệu đồng trở thành gánh nặng với nhiều gia đình, khi họ không thực sự tự tin vào tình hình công việc và thu nhập trong tương lai.
Các ngân hàng thương mại kỳ vọng, tín dụng bất động sản bắt đầu phục hồi từ quý II/2024. Năm 2023, tín dụng bất động sản tăng 11,8%, chiếm hơn 21% tổng dư nợ nền kinh tế, trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản tăng hơn 35%, tín dụng tiêu dùng bất động sản tăng 1%.
Bên cạnh đó, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều chỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua nhiều đợt giảm lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi, song các thỏa thuận tín dụng cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có quỹ đất lớn với các dự án sạch.
Hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn do sức khỏe của các đối tượng này vốn đã suy yếu từ lâu cùng với các khó khăn của thị trường. Một nhóm các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn, đủ khả năng để hấp thụ nguồn vốn lại đang bị vướng mắc về pháp lý.
Nhóm các doanh nghiệp đã sẵn sàng để tiếp cận với nguồn vốn lại gặp khó khăn do khó hấp thụ vì lãi suất vẫn đang ở ngưỡng cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp.
Nhóm các doanh nghiệp còn lại thậm chí chưa đủ điều kiện để có thể vượt qua vòng thẩm định hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn do vẫn còn tồn nhiều khoản nợ đọng trước đó, có nguy cơ gây rủi ro cho ngân hàng.
Các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trước các quyết định giải ngân và có xu hướng ưu tiên lựa chọn khách hàng chấp nhận lãi suất cao trước bối cảnh rủi ro nợ xấu bất động sản gia tăng, chỉ khuyến khích cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá cả phù hợp với nhu cầu ở thực, bất động sản khu công nghiệp.
Các giải pháp khơi thông nguồn vốn tín dụng cho thị trường bất động sản
Để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản, ông Khánh cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành và hệ thống ngân hàng cần sớm ban hành các văn bản, nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành ba bộ luật vừa mới được thông qua, đảm bảo tính “tương thích” giữa ba bộ luật để pháp lý bất động sản được tháo gỡ.
Thứ hai, với các vấn đề vướng mắc chưa được tháo gỡ trong luật, các cơ quan bộ, ngành cần chủ động rà soát, tổng hợp, nghiên cứu hướng giải quyết thông qua việc soạn thảo, trình phê duyệt các cơ chế, chính sách đặc thù thông qua các nghị quyết để hỗ trợ xử lý, tránh ách tắc kéo dài.
Thứ ba, song song với việc điều chỉnh hạ lãi suất, các ngân hàng cần xem xét, nới lỏng điều kiện vay để các doanh nghiệp, khách hàng tăng cơ hội tiếp cận được với các khoản vay. Tránh trường hợp “lãi tuy giảm” nhưng thủ tục lại “chặt”.
Đối với các doanh nghiệp bất động sản khó khăn, Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoãn nợ các khoản vay đến hạn như thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, tiếp cận với các khoản vay tín dụng mới để các dự án được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần kiểm soát tốt dòng tiền bơm vào thị trường, hướng vào các phân khúc sản phẩm phù hợp, đưa mức giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực.
Với các doanh nghiệp đạt được thỏa thuận vay tại thời điểm lãi suất đang cao, khi lãi suất giảm, ngân hàng nên xem xét, điều chỉnh dần mức lãi suất áp dụng để đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát chỉ đạo ngân hàng thương mại tiếp tục rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án bất động sản đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với thu nhập của người lao động.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ.
Về phía các doanh nghiệp bất động sản, theo ông Khánh, doanh nghiệp bất động sản cần chủ động rà soát lại danh mục dự án đầu tư, nên bán một phần hoặc toàn bộ các dự án không phù hợp với nguồn lực hiện tại, đồng thời chủ động cơ cấu nợ và lên phương án dòng tiền.
Các doanh nghiệp nên tập trung nguồn vốn vào các dự án đảm bảo pháp lý, có phương án vay vốn khả thi, có khả năng hoàn thành sớm, dễ thanh khoản để các ngân hàng thương mại có cơ sở cấp tín dụng.
Mặt khác, doanh nghiệp nên giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận, thậm chí chấp nhận bán lỗ, dùng lợi nhuận của các năm trước để duy trì hoạt động. Với các dự án mới trong giai đoạn nghiên cứu, doanh nghiệp cần chủ động định hướng sang phân khúc giá bình dân để đảm bảo khả năng hấp thụ khi đưa sản phẩm ra thị trường.
'Phá băng' bất động sản nghỉ dưỡng
Trợ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển
Bốn luật mới sắp có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn về môi trường pháp lý và là trợ lực thúc đẩy thị trường bất động sản vốn đang trầm lắng phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Ba luật về bất động sản chính thức có hiệu lực từ 1/8
Quốc hội vừa chính thức thông qua việc cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó.
Khó khăn chưa qua với trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn khi vừa phải giãn nợ, vừa phải tìm kiếm nguồn vốn mới.
Phát Đạt vẫn theo đuổi bất động sản công nghiệp
Mặc dù đã bán công ty phát triển bất động sản công nghiệp nhưng động thái mới nhất cho thấy Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vẫn chưa từ bỏ mảng kinh doanh này.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.