'Phá băng' bất động sản nghỉ dưỡng

Phương Linh Thứ bảy, 04/05/2024 - 17:22

Giảm giá bán về mức phù hợp và thay đổi mô hình sản phẩm được cho là hai giải pháp quyết định để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hồi phục.

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa hết khó khăn. Ảnh: Hoàng Anh.

Giảm giá để thuyết phục nhà đầu tư

Đầu năm 2024, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chứng kiến sự ảm đạm về thanh khoản.

Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy, chỉ có năm dự án được mở bán mới trong quý vừa qua, đưa ra thị trường 326 sản phẩm, giảm 64% so với quý trước và giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung toàn thị trường đón nhận 9.970 sản phẩm du lịch - nghỉ dưỡng mở bán. Hơn 97% nguồn hàng là tồn kho của các dự án mở bán trước đó.

Mặc dù nguồn cung khan hiếm, song các dự án mới mở bán có tỷ lệ hấp thụ rất thấp, đạt 26%, tương đương với 87 giao dịch. Chủ yếu đến từ phân khúc condotel, chiếm 40%.

Toàn thị trường ghi nhận khoảng 160 giao dịch, tương đương với tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung sơ cấp chỉ đạt 2%.

4 giải pháp phá vỡ bế tắc cho condotel

Trước thực trang trên, VARs cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng cần thời gian dài để trở lại như giai đoạn trước đây.

Để hồi sinh, bất động sản nghỉ dưỡng cần đến sự phục hồi của ngành du lịch cũng như niềm tin của nhà đầu tư. Song nếu có sự điều chỉnh về giá cả, thanh khoản của thị trường vẫn có cơ hội tự cải thiện.

Theo ông Bùi Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Flamingo, trong năm 2024, mặc dù nhà ở vẫn là phân khúc dẫn dắt thị trường nhưng mặt bằng giá đã tương đối cao và đó là cơ hội cho các phân khúc khác, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng.

Các sản phẩm giá trị nhỏ của bất động sản nghỉ dưỡng như condotel khoảng 1- 3 tỷ đồng sẽ phục hồi sớm hơn so với biệt thự biển triệu đô. "Đâu đó vẫn có những thị trường ngách dành cho sản phẩm nghỉ dưỡng", ông Trung nhận định. 

Theo nhiều chuyên gia, thời gian trước, giá bán dự án condotel thường được cộng cả các chi phí tài chính, cam kết lợi nhuận, khiến giá các căn hộ bị đội lên rất cao. Một căn condotel thuộc phân khúc trung cấp có giá trung bình từ 3 - 4 tỷ đồng/căn, thậm chí nhiều căn có giá lên đến 7 - 8 tỷ đồng.

Với mức giá này, các dự án condotel thường hướng đến các nhà đầu tư có khả năng tài chính tốt song cũng vì thế mà không có nhiều do kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, cả nhà đầu tư lẫn du khách đều cắt giảm chi tiêu.

Thời điểm này, những căn có mức giá thấp mới nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Các căn loại này đang có tại một số dự án như  The Oasis, Crystal Holidays Harbour Vân Đồn với giá chỉ khoảng 1,6 tỷ đồng; Flex Home, Libera Nha Trang, dự kiến giá bán khoảng 2 tỷ đồng/căn...

Theo ông Hoàng Liên Sơn, Tổng giám đốc Alpha Real, với khoảng giá này, tệp khách hàng của bất động sản nghỉ dưỡng được mở rộng và thay đổi nhiều so với trước đây. Nhóm khách hàng mới giờ có thể là những người trẻ thích du lịch, muốn đầu tư nhưng chưa có nhiều tích lũy tài chính.

Khách mới cũng có thể là những người cao tuổi, mong muốn sở hữu ngôi nhà thứ hai ở các vùng đất có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi để nghỉ dưỡng, an hưởng tuổi già. Mỗi năm, họ có thể dành vài tháng để sống tại các khu nghỉ dưỡng. Thời gian còn lại để cho thuê, thu dòng tiền thụ động.

"Tóm lại, những khách hàng, nhà đầu tư mới mà bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến là những người không quá đặt nặng vấn đề đầu tư sinh lợi", ông Sơn nhận định.

Các bất động sản nghỉ dưỡng có giá “rẻ như để mua chơi” cũng là yếu tố được ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group nhận định sẽ có thể thu hút nhà đầu tư ở thời điểm thị trường khó khăn.

Việc đổi cách thức huy động vốn đã giúp các nhà đầu tư vốn nhỏ cũng có thể tham gia vào thị trường. Có như vậy, loại hình bất động sản này mới có thể khơi thông thanh khoản và từng bước phục hồi.

Thay đổi mô hình sản phẩm, chuyển hướng tệp khách hàng

Bên cạnh mức giá, ông Trung cho rằng, các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có năng lực vận hành tốt từ đơn vị quản lý, chủ đầu tư cũng như khả năng khai thác cho thuê hiệu quả. 

Theo đó, nếu như trước đây, các bất động sản nghỉ dưỡng, condotel có bản chất là sản phẩm đầu tư tài chính - chủ đầu tư bán căn hộ cho nhà đầu tư cá nhân và sau đó nhận thuê lại để vận hành - thì hiện nay, các sản phẩm mới đều linh hoạt vừa để ở, vừa cho thuê.

Ở thời điểm đó, để hấp dẫn khách hàng, các dự án condotel đã chạy đua cam kết lợi nhuận, nhiều dự án đưa ra mức lợi nhuận "không tưởng" lên đến 12 - 18%/năm. Theo số liệu của Savills năm 2017, giai đoạn bùng nổ của bất động sản nghỉ dưỡng, hơn 90% condotel có cam kết lợi nhuận.

Xắn tay xốc lại du lịch Phú Quốc

Tuy nhiên, sau đó, hoạt động kinh doanh không hiệu quả đã dẫn đến đổ vỡ cam kết, khách hàng mất niềm tin, "quay lưng" lại với thị trường. Từ năm 2020, hầu hết các dự án đều không còn cam kết lợi nhuận.

Và đến thời điểm hiện nay, các cụm từ gắn với giai đoạn trước như "condotel", "biệt thự biển", "shophouse biển" dường như đã biến mất khỏi thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Thay vào đó, các chủ đầu tư gọi sản phẩm này bằng các tên gọi khác như căn hộ biển, Flex Home...

Cụm từ "cam kết lợi nhuận" cũng không còn được sử dụng. Hai hình thức được chủ đầu tư và khách hàng mua căn hộ nghỉ dưỡng lựa chọn chủ yếu là chia sẻ doanh thu, chia sẻ lợi nhuận và khách hàng tự vận hành cho thuê.

Điểm chung của các sản phẩm này giống như "ngôi nhà thứ hai", khách hàng có thể linh hoạt để ở, hoặc cho thuê.

Trong trường hợp khách hàng lựa chọn cho thuê và chia sẻ lợi nhuận với chủ đầu tư, sau khi trừ các chi phí, thu nhập thụ động mà khách hàng nhận được là từ 6 - 10%/năm, tuỳ theo công suất phòng cho thuê của căn hộ.

Với cách làm mới này, ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Đông Tây Land cho rằng, các bất động sản nghỉ dưỡng không còn là sản phẩm "thuần" đầu tư kiếm lời như giai đoạn trước, mà nó giống như "ngôi nhà thứ hai" của khách hàng. Khách hàng được tuỳ ý sử dụng.

Chính định vị mới này của các dự án đã giúp khách hàng "xác định tâm lý" ngay từ đầu. Mục đích mua của họ khác rất nhiều so với giai đoạn trước.

Khi xuống tiền, họ không quá kỳ vọng vào việc đầu tư sinh lợi, hay mua đi bán lại gấp đôi, gấp ba giá khởi điểm. Thay vào đó, đây sẽ là các sản phẩm làm tăng tính trải nghiệm cho khách hàng, giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Cũng chính bởi các yếu tố "ngôi nhà thứ hai", kết hợp cho thuê, nên theo ông Bình, các bất động sản nghỉ dưỡng thu hút được khách hàng trước hết sẽ nằm ở những địa phương gần Hà Nội và TP. HCM. 

Trong đó, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Nha Trang sẽ là các điểm đến ghi nhận những "chuyển mình" sớm của thị trường.

Từ những "đốm lửa" nhỏ này, bất động sản nghỉ dưỡng mới đủ lực để lan rộng sang các khu vực khác của thị trường, ông Bình nhận định.

Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch

Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch

Tiêu điểm -  5 tháng
Thị trường khách sạn ở Việt Nam phục hồi chậm hơn các nước Đông Nam Á.
Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch

Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch

Tiêu điểm -  5 tháng
Thị trường khách sạn ở Việt Nam phục hồi chậm hơn các nước Đông Nam Á.
Nhen nhóm tín hiệu phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng

Nhen nhóm tín hiệu phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  6 tháng

Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực trở lai, song thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể hồi phục nhanh chóng.

VARs: Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ảm đạm trong 2024

VARs: Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ảm đạm trong 2024

Bất động sản -  8 tháng

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp khó khăn kéo dài, chưa thể sớm phục hồi.

Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề

Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề

Bất động sản -  9 tháng

Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang đối diện với hàng loạt thách thức nan giải trên mọi mặt, từ thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng, mở bán dự án đến quản lý vận hành.

Bất động sản nghỉ dưỡng chìm trong khó khăn

Bất động sản nghỉ dưỡng chìm trong khó khăn

Bất động sản -  11 tháng

Niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay trở lại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  30 phút

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  41 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  4 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.