Tiêu điểm
Doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào điện gió Việt Nam
Các doanh nghiệp châu Âu nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo và sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực điện gió của Việt Nam. Một hội đồng gồm các tập đoàn lớn đã được thành lập nhằm tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu "xanh và trách nhiệm hơn".
Tại Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2022 với chủ đề vô cùng thời sự “Các sáng kiến và giải pháp xanh từ châu Âu đến Việt Nam”, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, không hy sinh môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Minh chứng cho điều này, Việt nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang thúc đẩy ký kết Hiệp định Bảo hộ đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu mở rộng đầu tư; thúc đẩy việc thiết lập quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng của Nhóm G7 và Việt Nam (JETP) trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích, công bằng, công lý trong quá trình chuyển đổi.

Trước đông đảo các nhà đầu tư hàng đầu châu Âu, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, khuyến khích kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn.
Đồng thời bảo đảm chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy hợp tác công tư, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, đa dạng hoá sản phẩm, thị trường; khuyến khích đổi mới sáng tạo vào các ngành mới nổi.
Thủ tướng cho rằng, đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì lợi ích phát triển con người, vì tình hữu nghị Việt Nam - châu Âu, "rất mong các bạn hỗ trợ công nghệ tiên tiến, nguồn vốn xanh, rẻ", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngang tầm các doanh nghiệp châu Âu. Ông nhấn mạnh tinh thần là tất cả các bên cùng thắng, lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ.
Trong khuôn khổ diễn đàn này, Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của châu Âu như Equinor, CIP, Mainstream, Vestas, Airbus, HSBC, Suez, Siemens Gamesa, Schneider…
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong buổi tiếp các doanh nghiệp châu Âu, Thủ tướng nhấn mạnh thời gian tới, Việt Nam mong muốn có sự hợp tác, hỗ trợ về nguồn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về thị trường, công nghệ, đào tạo nhân lực, quản trị phát triển xanh, chuyển đổi xanh.
Theo đó, ông đề nghị các doanh nghiệp châu Âu tận dụng cơ hội tăng cường kết nối với các đại diện sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để EuroCham và các thành viên đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên và có nhiều ưu đãi đặc biệt như công nghệ cao, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo…
Phản hồi về các đề nghị của Thủ tướng, các doanh nghiệp châu Âu cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo và sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng gió của Việt Nam.
Một hội đồng gồm các tập đoàn lớn đã được thành lập nhằm tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu "xanh và trách nhiệm hơn". Các doanh nghiệp khẳng định sẽ hợp tác, giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu này.
Trong buổi tiếp Bộ trưởng phụ trách Ngoại thương và hợp tác phát triển Vương quốc Hà Lan Liesje Schreinemacher chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ mong muốn Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, cảng biển, kinh tế xanh, du lịch tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Được biết, Hà Lan hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong EU. Do đó, Thủ tướng cũng đề nghị Hà Lan tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông – thủy sản, trái cây, hàng điện tử… tiếp cận thị trường Hà Lan và châu Âu; mong muốn Quốc hội Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) nhằm tạo động lực, mở ra các cơ hội hợp tác đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng giữa hai nước; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn.

Nhấn mạnh với vị trí hiện nay là đối tác kinh tế châu Âu hàng đầu của Việt Nam, Bộ trưởng Liesje Schreinemacher khẳng định Hà Lan coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác giữa hai bên trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, bảo vệ môi trường, nông nghiệp bền vững, dịch vụ hậu cần, năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Liesje Schreinemacher cho biết Hà Lan chia sẻ với Việt Nam các mục tiêu về kinh tế xanh, trung hòa carbon vào năm 2050, Hà Lan có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn đề nước biển dâng và giảm phát thải khí nhà kính và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, huy động nguồn lực hỗ trợ Việt Nam.
Theo bà, hơn 40 doanh nghiệp Hà Lan đang tham dự Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh 2022, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan nói riêng và Việt Nam - EU nói chung, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong thúc đẩy quá trình thực hiện các mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế xanh của Việt Nam.
Lãnh đạo Meta: Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về kinh tế xanh
Thêm 9 nước tham gia Liên minh điện gió toàn cầu
Tại COP27 ở Ai Cập, có thêm 9 quốc gia bao gồm Bỉ, Colombia, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Anh, Mỹ đã tham gia Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
Lo chồng lấn dự án điện gió tại Lạng Sơn, nhà đầu tư Mỹ lên tiếng
Nhà đầu tư Mỹ đề nghị tỉnh Lạng Sơn không cấp phép khảo sát dự án trùng lặp ranh giới với dự án điện gió mà doanh nghiệp này đang theo đuổi.
Điện gió, điện mặt trời: Chưa đấu thầu và tiếp tục đàm phán giá
Bộ Công thương cho biết, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án (điện gió, điện mặt trời) đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.
Bài toán khó cho các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi
Lần lượt các thương hiệu mạnh về năng lượng tái tạo như Copenhagen Infrastructure Partners, Orsted vừa nêu các vướng mắc và đóng góp ý kiến sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục giao khu vực biển cho tổ chức/cá nhân thực hiện đo gió, khảo sát phục vụ điện gió ngoài khơi.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.