Doanh nghiệp Nhật gặp khó do dịch bệnh tại ASEAN

Phạm Sơn Thứ sáu, 06/08/2021 - 18:42

Dịch bệnh bùng phát khó kiểm soát đẩy chuỗi cung ứng tại ASEAN rơi vào nguy cơ đứt gãy.

Nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc hoạt động với công suất thấp tại ASEAN. Ảnh: Reuters.

Khác với sự ổn định và phục hồi được dự báo cho năm 2021, tính đến nay, các quốc gia trong khu vực ASEAN đang phải đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng của dịch Covid-19.

Hàng triệu người mắc bệnh cùng những lệnh giãn cách không chỉ gây ra áp lực lên hệ thống kinh tế, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn xã hội mà còn đẩy chuỗi cung ứng đứng trước bờ vực sụp đổ.

The Jakarta Post dẫn lời đại diện một nhà sản xuất xe hơi tại Nhật Bản có chi nhánh tại ASEAN, cho biết sự khác biệt giữa Covid-19 và các thảm họa do thiên tai nằm ở chỗ những tổn thương Covid-19 gây ra cho chuỗi cung ứng sẽ còn kéo dài và diễn ra trên quy mô lớn, đặc biệt tại ASEAN khi chiến lược triển khai vắc xin vẫn còn chậm so với thế giới.

Từ cuối tháng 7, Toyata đã phải đình chỉ hoạt động 3 nhà máy tại Thái Lan do không thể nhập phụ tùng, nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng. Cho đến nay, Toyota vẫn chưa xác định kế hoạch hoạt động trở lại 3 nhà máy này. Cơ sở sản xuất của Honda tại Thái Lan cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Một doanh nghiệp Nhật Bản khác là Panasonic đang phải loay hoay trước bài toán duy trì hoạt động với số lao động chỉ bằng khoảng 50% so với bình thường tại các nhà máy ở Indonesia và Malaysia. Tập đoàn này cũng đang cho phép lao động người Nhật quay trở về nước.

Dịch vụ vận tải và logistics đang gián đoạn Việt Nam khi 2 thành phố lớn nhất cả nước cùng nhiều tỉnh thành khác phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Số ca nhiễm vẫn tăng cao khiến các địa phương có thể phải tiếp tục thực hiện biện pháp nghiêm ngặt trong thời gian dài.

Công ty TNHH Máy Brother Việt Nam có vốn đầu tư từ Nhật Bản vào đầu tháng 7 đã tuyên bố sẽ tạm ngừng hoạt động trong vòng 1 năm. Nhiều doanh nghiệp khác đang phải bố trí hoạt động với công suất thấp hoặc bố trí “ba tại chỗ” cho đội ngũ lao động.

Hoạt động sản xuất bị đình trệ tại ASEAN gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chuỗi cung ứng khi khu vực kinh tế năng động bậc nhất này là điểm đến đầu tư yêu thích của nhiều ông lớn trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.

Kể từ ngày 3/8, 2 nhà máy sản xuất xe thành phẩm tại Nhật Bản phải tạm ngừng hoạt động trong khoảng 4 ngày vì sự đình trệ trong cung ứng thiết bị tại Việt Nam. Honda cũng đóng cửa một nhà máy trong 7 ngày vì nguồn cung hàng hóa gián đoạn tại Indonesia.

“Khó có thể dự đoán những tác động của đại dịch đối với sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng”, Nikkei Asia Review dẫn lời ông Hiroki Totoki, Phó chủ tịch tập đoàn Sony.

Ông Kitami So, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại JETRO Băng Cốc nhận xét, mối đe dọa cho chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục làm giảm sức hấp dẫn của ASEAN trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Điều này cũng sẽ làm tổn thương đến tiến trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch, khi một trong những động lực cho sự tăng trưởng của ASEAN nằm ở sự hội nhập chặt chẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  13 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  23 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.