Điều gì khiến người Việt mua xe điện?
Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn xe điện vì lo ngại biến đổi khí hậu cao nhất Đông Nam Á.
Theo đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh taxi điện chắc chắn sẽ có mức phát thải thấp hơn so với hạn ngạch, phần hạn ngạch còn thừa có thể chuyển thành tín chỉ carbon, bán cho đơn vị khác.
Dù xe điện có chi phí nhiên liệu và bảo trì rẻ hơn xe xăng nhưng bài toán chi phí vẫn là vấn đề khó đối với các doanh nghiệp taxi khi tiến hành điện khí hóa. Bởi lẽ, theo ông Hồ Quang Hiếu, đại diện hãng taxi MaiLove, xe điện có giá bán cao hơn so với xe xăng cùng phân khúc.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Công ty taxi Én Vàng, bổ sung, giá cước xe taxi điện thường ngang bằng với taxi xăng nên doanh nghiệp sẽ bị kéo dài thời gian thu hồi vốn. Ngoài ra, vào dịp lễ tết, xe điện khó có thể đẩy doanh thu cao vì vẫn mất thời gian sạc và tìm trạm sạc.
PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhìn nhận, bài toán chi phí là rất quan trọng trong việc chuyển đổi sang taxi điện, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải quan tâm đến lợi nhuận.
Có những điểm cộng như chi phí vận hành rẻ, lại không có mùi xăng, di chuyển êm nên dễ chiều lòng khách nhưng các vấn đề về chi phí mua xe cũng như hạ tầng trạm sạc khiến doanh nghiệp khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác rằng taxi điện có hiệu quả kinh doanh hơn so với taxi xăng hay không.
Tuy nhiên, ông Phúc nhìn nhận, khi doanh nghiệp chuyển sang khai thác xe điện làm taxi, Chính phủ sẽ được hưởng lợi là thực hiện được cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Do đó, tại tọa đàm Xu hướng sử dụng xe điện kinh doanh taxi tại Việt Nam, vị chuyên gia đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách nhằm hài hòa bài toán chi phí, từ đó thu hút doanh nghiệp vận tải vào xu thế điện khí hóa.
Ông Phúc khuyến nghị, chính sách cần lưu tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh để giảm bớt áp lực chi phí ban đầu, đồng thời quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống trạm sạc, giúp xe điện vận hành dễ dàng hơn.
Về phía doanh nghiệp, ông Hiếu kiến nghị có chính sách đảm bảo bình ổn giá điện cũng như chính sách ưu đãi giá điện cho doanh nghiệp vận tải bằng xe điện.
Còn theo ông Phan Thanh Uy, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, doanh nghiệp chuyển sang taxi điện có thể sẽ được bổ sung thêm nguồn thu mới thông qua thị trường tín chỉ carbon bắt buộc.
Theo lộ trình thực hiện các giải pháp giảm nhẹ khí thải nhà kính, tới đây, Chính phủ sẽ ban hành hạn ngạch phát thải cho một số đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả các doanh nghiệp vận tải.
Doanh nghiệp nếu sớm chuyển đổi sang sử dụng taxi điện sẽ có lợi thế là lượng phát thải khí nhà kính thấp, có thể sẽ thấp hơn mức hạn ngạch được ban hành. Phần hạn ngạch còn thừa có thể chuyển đổi thành tín chỉ carbon, bán cho các đơn vị có phát thải vượt quá hạn ngạch.
Ông Uy cho biết, vấn đề cấp hạn ngạch, xây dựng thị trường tín chỉ carbon hiện đang được Chính phủ bàn thảo. Bản thân Hiệp hội cũng đang có những ý kiến để việc đăng ký, phát hành tín chỉ dễ dàng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp taxi điện tham gia giao dịch.
Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn xe điện vì lo ngại biến đổi khí hậu cao nhất Đông Nam Á.
VinFast VF 5 Plus đang ngày càng được giới kinh doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam ưa chuộng với lợi thế về chi phí vận hành thấp, dễ dàng sở hữu và chính sách sau bán hàng hấp dẫn.
Tận dụng các mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc và vượt qua những rào cản phổ biến, Việt Nam có thể vượt qua các nước láng giềng ASEAN trong xanh hóa phương tiện giao thông, HSBC đánh giá.
Cuộc thi “Lái xe xanh, Rinh rồng vàng” do VinFast tổ chức đang làm nóng các nền tảng mạng xã hội khi ngày càng nhiều câu chuyện thú vị lần đầu được tiết lộ. Không ít trong số đó chia sẻ lại quá trình “thay đổi 180 độ” của người dùng - từ ngờ vực, hoài nghi chuyển thành yêu mến và trung thành với hãng xe Việt sau khi bị chinh phục bởi những mẫu xe “3 tốt”.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.