Tiêu điểm
Kinh tế có tín hiệu tốt nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chật vật
Mặc dù có tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ mở rộng kinh doanh ở mức thấp.

Kết quả điều tra của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy bức tranh doanh nghiệp tư nhân hiện rất khó khăn.
Trong số 10.000 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố được hỏi về kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh thời gian tới, chỉ có khoảng 27% khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng.
Đây là con số thấp nhất kể từ khi VCCI tiến hành điều tra về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2005, thậm chí còn thấp hơn con số 34 - 35% của năm 2012 - 2013 khi nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu và bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn Covid-19, tỷ lệ này cũng lên đến 35-37%.
Đối lập với doanh nghiệp trong nước, năm 2023 tỷ lệ doanh nghiệp FDI có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh cao. Sáu tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký là 15 tỷ USD, vốn thực hiện là 10 tỷ USD.
Bức tranh kinh tế Việt Nam hiện tại có những mảng màu sáng tối xen kẽ, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký VCCI, cho biết tại Diễn đàn Kinh tế mùa hè 2024.
Mặc dù kinh tế Việt Nam có những tín hiệu tích cực như tăng trưởng GDP và xuất khẩu tốt, năng lực thực sự của khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại đáng ngại.
Hiện nay, doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng dịch chuyển sang quốc gia khác nếu biên lợi nhuận thấp và chi phí tăng cao. Điều này khiến năng lực nội tại của khu vực tư nhân trong nước trở thành chỉ số vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các con số thống kê và phân tích về "sức khỏe" của doanh nghiệp tư nhân trong nước còn khá ít và chưa sâu sắc.
Theo Tổng cục Thống kê, sáu tháng đầu năm, cả nước có gần 120.000 doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường, trong khi hơn 110.000 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh.
Số doanh nghiệp rút lui tuy thấp hơn số tham gia thị trường nhưng vẫn ở mức cao và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy những khó khăn vẫn chưa đi đến hồi kết.
Đơn cử như doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam đã đối mặt nhiều khó khăn vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 do suy giảm tiêu dùng toàn cầu. Các mặt hàng điện tử chủ lực xuất khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, khiến doanh nghiệp mất nhiều đơn hàng truyền thống.
Một số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động tới 70%, theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
Thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép trong chuỗi cung ứng, đơn hàng bấp bênh và không ổn định do vị thế quá thấp kém, ít cơ hội so với doanh nghiệp FDI.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu lao động có tay nghề, thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn vay và tài trợ, công nghệ chưa cao.
Việt Nam cũng đang mất lợi thế về lao động do lực lượng lao động già hóa nhanh. Các chuyên gia nước ngoài yêu cầu lao động đã qua đào tạo và có tay nghề, nhưng Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho biết sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất yếu. Cả nước có trên 1.000 dự án bất động sản đang "nằm", không thể triển khai.
Trong sáu tháng đầu năm nay, tổng số có 27.361 sản phẩm bất động sản mới được tung ra thị trường, tương đương khoảng 15% so với năm 2018 - 2019.
Lượng giao dịch đạt 22.399 sản phẩm, tương đương 80% nguồn cung ra thị trường, nhưng chỉ đạt khoảng 20% so với năm 2018 - 2019, cho thấy lực cầu sụt giảm khoảng 80%.
Lực cầu sụt giảm khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc tồn tại. Các dự án chủ yếu là những dự án đã được phê duyệt từ lâu, và việc triển khai các dự án mới gặp nhiều trở ngại. Điều này cho thấy cần có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.
Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt và Nhật Bản hợp lực cùng chuyển đổi số
Hiệp hội chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản phấn đấu mục tiêu tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật đạt 1 tỷ USD.
Doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi nhờ tái cơ cấu nợ
Bên cạnh nhu cầu thị trường cải thiện và nỗ lực tái cơ cấu bộ máy, cải thiện kết quả kinh doanh, việc nhận được sự hỗ trợ trực tiếp về tài chính – tái cơ cấu nợ giúp cho các doanh nghiệp hồi phục.
Thu hút doanh nghiệp nước ngoài tham gia chuyển dịch năng lượng
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành chính sách liên quan đến khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến chuyển dịch năng lượng, thực hiện hóa mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững, có thể kể đến như Quy hoạch điện VIII hay gần đây là cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Doanh nghiệp Việt 'đặt cược' bao nhiêu cho trí tuệ nhân tạo?
Từ nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế gồm công nghệ, y tế, tài chính - ngân hàng, trí tuệ nhân tạo đang thực sự thổi bùng lên một làn sóng, mà ở đó doanh nghiệp nào cũng đều phải "đặt cược" cho cuộc chơi lớn này.
Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp
Mặc dù giá xuất khẩu cao kỷ lục, doanh nghiệp vẫn chìm trong khó khăn khi chi phí vận chuyển tăng nhanh.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.