Nhà quản trị khác nhà quản lý như thế nào?
Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trước sức ép cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia.
1. Định vị
Trên thị trường hiện nay tràn ngập các thương hiệu nội lẫn ngoại với các thông điệp khác nhau. Để người tiêu dùng ghi nhớ được thương hiệu, thông điệp của sản phẩm thì doanh nghiệp phải có chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn, hiệu quả.
Định vị thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, vì nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng, qua đó đánh giá mức độ thành công và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.
Để có chiến lược định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp không nên bỏ qua bước nghiên cứu bài bản về môi trường cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng. Từ đó phát triển thương hiệu dựa trên các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi bật của sản phẩm dịch vụ, sao cho phù hợp với thị hiếu của phân khúc khách hàng.
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia. Thương hiệu là tài sản phi vật thể nhưng lại mang ý nghĩa vật chất thiết thực đối với một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia hay một nền kinh tế nói chung.
2. Chịu chơi và chịu chi
Trong khi các tập đoàn, công ty nước ngoài đã tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp nội địa thì hiện nay, có rất ít doanh nghiệp Việt “chịu” xây dựng thương hiệu cho mình, hoặc nếu có thì còn khá manh mún và nhỏ lẻ do các doanh nghiệp “sợ” tốn nhiều chi phí.
Không những thế, nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh đã và đang đẩy mạnh khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của Việt Nam bằng cách bỏ tiền mua lại thương hiệu và phát triển sản phẩm thành thương hiệu của mình.
Ghi nhận của các chuyên gia kinh tế cho thấy, thương hiệu Việt ở các ngành hàng bán lẻ và thực phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đang là một hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy doanh nghiệp Việt phải chú trọng xây dựng thương hiệu hơn nữa.
Cũng cần nói thêm, bên cạnh những thương hiệu Việt đang bị “thâu tóm” một cách có chủ đích, thì hiện nay cũng không ít doanh nghiệp cố gắng xây dựng thương hiệu cho trưởng thành, rồi đem bán lại cho nước ngoài để thu lợi nhuận.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Không ít doanh nghiệp Việt đã xây dựng được Thương hiệu quốc gia để khẳng định bản sắc trên thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập và đó mới là cách đi đúng hướng. Xây dựng Thương hiệu quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu.
Trong đó có những doanh nghiệp “made in Việt Nam” đang rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và chiếm ưu thế trên sân nhà như Vinamilk, Masan, Tôn Hoa Sen, VinGroup, Vietjet, Biti’s, Bitexco…
Để có được những thành công như ngày hôm nay, các doanh nghiệp này ngay từ đầu đã chú trọng xây dựng thương hiệu, đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… Và chi phí mà họ đã bỏ ra để làm nên tên tuổi là không hề nhỏ chút nào. Do đó muốn xây dựng được thương hiệu mạnh, bên cạnh sự định hướng đúng đắn, doanh nghiệp cũng cần phải chịu chơi và chịu chi.
3. Vai trò của “bà đỡ”
Theo các chuyên kinh tế, thương hiệu Việt trong ngành hàng bán lẻ và thực phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đang là một hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Với bản thân thị trường nội địa của nước ta đã là một lợi thế để thương hiệu Việt khẳng định mình bởi là một thị trường có gần 100 triệu người tiêu dùng đang có tốc độ tăng thu nhập nhanh. Do vậy, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa lợi thế này.
Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp như tích cực đầu tư vào công nghệ, hệ thống phân phối để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, thì cũng cần phải đẩy mạnh hơn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giúp thương hiệu Việt Nam thiết lập và khẳng định chỗ đứng trên thương trường.
Tuy vậy, để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công cũng cần sự tham gia với vai trò là “bà đỡ” của các cơ quan quản lý nhà nước bằng việc tạo sân chơi kinh doanh thuận lợi và minh bạch cho doanh nghiệp; bằng các chính sách hỗ trợ và các hoạt động nâng cao nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng; giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu với các kỹ năng xây dựng và quản trị thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm…
Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Với tiềm lực tài chính còn “mỏng”, các công ty khởi nghiệp thường có bộ máy nhân sự tinh gọn. Ngoài (các) thành viên sáng lập, các công ty khởi nghiệp thường chỉ quy tụ những người chấp nhận “đồng cam cộng khổ”.
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.