Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được vinh danh trong Sách vàng sáng tạo
Hoàng Đông
Thứ hai, 11/12/2023 - 10:44
Công trình nghiên cứu Kiến tạo Nam Cầu Kiền thành khu công nghiệp sinh thái với mô hình kinh tế tuần hoàn của doanh nhân Phạm Hồng Điệp là một trong 79 công trình, giải pháp khoa học, công nghệ được vinh danh tại Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2023.
Doanh nhân Phạm Hồng Điệp
Công trình khoa học này được ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec cùng các cộng sự trong công ty thực hiện, dựa trên thực tế tại KCN sinh thái Nam Cầu Kiền.
Công trình đưa ra quy trình xây dựng, vận hành KCN Nam Cầu Kiền theo mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó đúc kết những giải pháp tăng cường tuần hoàn vật liệu, tạo ra chuỗi giá trị tuần hoàn trong KCN và kết quả đem lại trong thực tiễn.
KCN Nam Cầu Kiền do Shinec làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và vận hành, được đặt tại huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Theo ông Điệp, KCN được khởi công xây dựng từ năm 2008 này đạt đầy đủ các tiêu chí về khu công nghiệp sinh thái theo Nghị định 82 về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế được ban hành năm 2018.
Theo thông tin từ Shinec, KCN Nam Cầu Kiền là khu công nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn kết hợp với sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam.
KCN này áp dụng các giải pháp nhằm liên kết doanh nghiệp, tạo ra ba liên kết cộng sinh công nghiệp đối với ngành cơ khí – luyện kim, nhựa và ngành phụ trợ điện, nhờ đó “tiệm cận với mô hình kinh tế tuần hoàn”.
Các liên kết chặt chẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa giá trị nhờ vào tận dụng phế, phụ phẩm, chất thải sau sản xuất. Chẳng hạn, các doanh nghiệp ở KCN Nam Cầu Kiền có thể bán những phế phẩm, rác thải độc hại như xỉ thép, khói bụi từ nhà máy thép cho những đơn vị khác, thay vì tốn nhiều tiền để xử lý.
“Nhà tái chế hay người xả thải đều có tiền” là cách ông Điệp mô tả KCN Nam Cầu Kiền.
Hiện tại, KCN Nam Cầu Kiền thu hút khoảng 70 dự án, trong đó 50% là dự án đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư tại KCN Nam Cầu Kiền đến từ đa dạng quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Singapore...
Doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia, với những văn hóa, tập quán kinh doanh khác biệt, lại đồng ý liên kết cùng nhau thành các nhóm tuần hoàn cũng là một điều đặc biệt của KCN Nam Cầu Kiền và là minh chứng cho thấy gía trị mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại.
Bên cạnh vai trò doanh nhân, ông Điệp cũng là một nhà khoa học môi trường, từng nhiều lần tự bỏ tiền túi ra để làm nghiên cứu cấp bộ về bảo vệ môi trường. Trước đó, ông từng nhận bảy giải thưởng toàn quốc về môi trường và một kỷ lục Việt Nam cho doanh nhân là luật sư nghiên cứu, thực hiện các đề tài đạt nhiều giải thưởng quốc gia trong lĩnh vực môi trường nhất.
Sau khi nhận giải thưởng thứ ba về môi trường, vị doanh nhân đất Cảng này từng nhận được thư động viên và được gặp mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong thư động viên gửi ông Điệp, Đại tướng viết: “Tôi rất vui mừng khi được biết trong số những doanh nhân Việt Nam hôm nay có những người không chỉ biết làm giàu cho bản thân, cho đất nước mà còn có những đóng góp đáng kể vào hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững”.
Theo ông Điệp, lời động viên của Đại tướng đã củng cố quyết tâm theo đuổi lĩnh vực phát triển bền vững, lan tỏa mô hình vận hành KCN theo hướng kinh tế tuần hoàn tới khắp mọi miền Tổ quốc.
Bước sang tuổi thứ 30, Chủ tịch Đặng Hồng Anh tin rằng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ hoàn toàn lột xác bản thân bằng sự nhiệt huyết trong kinh doanh, cũng như sự máu lửa muốn được dấn thân cống hiến cho xã hội.
Trung tâm Sáng tạo và ươm tạo Trường Đại học Ngoại thương (FIIS) và Cộng đồng Kinh tế tuần hoàn trẻ (CEYC) phối hợp tổ chức triển khai chương trình CE Bootcamp mùa thứ 4 nhằm đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp.
Sử dụng nhãn dán đề can dễ tách khỏi vỏ chai, tiết giảm màu in hay sử dụng duy nhất một loại vật liệu trên bao bì là các giải pháp giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa hỗ trợ cho tái chế, tái sử dụng.
Thay vì tốn tiền xử lý rác thải phát sinh, nhiều nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thu lợi nhuận từ việc bán chính những loại rác thải đó làm đầu vào sản xuất nguyên vật liệu thứ cấp.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?