Khởi nghiệp
Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động
Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

Năm 2022, thống kê từ DealStreetAsia cho thấy, lượng vốn đầu tư cho các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD, thể hiện sức quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, lượng vốn này vẫn còn rất nhỏ khi so sánh với nguồn đầu tư cho các loại hình công nghệ khác. Các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu từ Việt Nam cũng chỉ thu hút 5,3% tổng lượng vốn cho lĩnh vực này tại khu vực.
Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp (IBP) cho biết, hiện có rất ít nguồn lực tham gia vào lĩnh vực công nghệ chống biến đổi khí hậu để hỗ trợ cho những công ty theo đuổi một nền kinh tế trong tương lai, không chỉ bằng đổi mới sáng tạo mà còn là đổi mới sáng tạo một cách bền vững.
Theo đó, cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo “xanh” và “bền vững” tại Việt Nam, trong đó đặc biệt thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của không chỉ những nhà nghiên cứu, nhà sáng lập, mà còn cả các doanh nghiệp lớn và quỹ đầu tư.
Là một nhà đầu tư tham gia trong chương trình Green Innovation Fellowship do Hội doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA), IBP và Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) đồng tổ chức, bà Nguyễn Khánh Vân, Giám đốc đầu tư vốn cổ phần tư nhân của CTCP Chứng khoán Thiên Việt (TVS) cho biết, công ty không cho rằng yếu tố công nghệ là điều kiện tiên quyết cho thành công của startup mà phải là tính ứng dụng của những công nghệ đó trong một thị trường tiềm năng đủ lớn.
Green Innovation Fellowship là giải thưởng, cuộc thi dành riêng cho những công ty có công nghệ giúp người dùng có ý thức trong việc tăng trưởng mà không “vay mượn” của tương lai. Các doanh nghiệp hướng tới yếu tố xanh, nắm bắt cơ hội tăng trưởng mới dựa trên đổi mới sáng tạo xanh và phát triển bền vững sẽ cần được hỗ trợ mạnh mẽ hơn thông qua tiếp cận các nguồn tài chính xanh, kết nối thị trường và những nguồn lực khác từ quốc tế.
Chương trình chọn ra 10 dự án tiềm năng nhất để trình bày và giới thiệu giải pháp của mình tại sự kiện. Dự kiến 5 nhóm xuất sắc sẽ được lựa chọn tham dự chuyến đi đổi mới sáng tạo xanh tại Singapore.
Ngoài các yêu cầu về đội nhóm và giai đoạn phát triển, bà Vân kỳ vọng các startup có thể chứng minh được sự phù hợp của giải pháp tại Việt Nam.
“Các giải pháp đã được chứng minh tại các thị trường đang phát triển khác tại Đông Nam Á là một trong những chỉ báo tốt. Liệu rằng các bạn có thể suy nghĩ và tạo ra những thay đổi phù hợp khi mang những mô hình đó về Việt Nam với đặc thù riêng về con người và văn hóa hay không? Liệu rằng cơ sở pháp lý và nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam có tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giải pháp này về lâu dài? Đó là những câu hỏi tôi đặt ra trước khi quyết định đầu tư”, bà Vân nói.
TVS cho biết, công ty có thể đầu tư vốn mạo hiểm từ 1-5 triệu USD cho startup ở giai đoạn Series A, cũng như có nguồn vốn để cung cấp các khoản vay ngắn hạn theo nhu cầu doanh nghiệp.
Có quan điểm tương tự, bà Angela Tay, nhà đầu tư tại AgFunder chia sẻ, AgFunder tập trung vào những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính quốc tế nhưng phù hợp với thị trường nội địa, đặc biệt là những giải pháp giúp đổi mới chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp tại các nước có thế mạnh về lĩnh vực này như Việt Nam.
“Tôi rất vui khi biết rằng thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài đang quay trở lại đóng góp cho sự phát triển quốc gia hướng tới mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao trong thập kỷ tiếp theo. Các bạn có thể mang những giải pháp hiệu quả ở các quốc gia khác về và cố gắng bản địa hóa nó theo nhu cầu địa phương”, bà Tay nói.
Các nhà đầu tư cho rằng, đầu tư lĩnh vực tạo tác động đòi hỏi nhiều công sức cũng như sự kỹ càng hơn trong việc đo lường và thể hiện sự tác động của giải pháp tới xã hội. Do đó, việc thuyết phục các nhà đầu tư xuống tiền cũng gặp nhiều trở ngại hơn so với các giải pháp công nghệ trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh khác.
Bà Tay khuyên startup có giải pháp trong các mảng về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cần có kế hoạch gọi vốn trong thời gian dài hơn các startup ở các lĩnh vực khác. Các nhà sáng lập cũng nên mở rộng tiếp cận các nhà đầu tư không chỉ tại châu Á mà còn ở châu Âu, châu Mỹ vì đa số các nhà đầu tư trong lĩnh vực này đang xuất hiện nhiều hơn ở phía bên kia bán cầu.
“Trong khi đầu tư mạo hiểm và đầu tư tư nhân trong những năm qua sụt giảm nặng nề lên đến 40-50%, đầu tư trong mảng tạo tác động chỉ giảm 7%. Điều này cho thấy đây là lĩnh vực có sức bền tốt trong giai đoạn khủng hoảng. Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường”, đại diện AgFunder nhận định.
Bà đỡ của những cánh én kiên cường
Sáng chế xanh nhằm giảm bớt tác động tiêu cực lên môi trường
Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy các nhà sáng chế để tập trung vào việc phát triển những ý tưởng sáng tạo có tính bền vững, nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Việt Nam – Người chơi mới đầy năng động trên thị trường đầu tư tác động
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, ngoài tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với nền kinh tế. Và đầu tư tác động chính là một trong những giải pháp giúp Việt Nam giải quyết song hành hai vấn đề đó.
Đầu tư tạo tác động ‘hút khách’ dù kinh tế suy thoái vì Covid-19
Khu vực đầu tư tạo tác động đang tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư bất kể tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, IFC – thành viên nhóm Ngân hàng thế giới – nhận định.
250 tỷ USD được cam kết quản lý theo nguyên tắc đầu tư tạo tác động
IFC ước tính mức độ quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu đối với hình thức đầu tư tạo tác động có thể lên đến 26.000 tỷ USD.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.