Tiêu điểm
Đón làn sóng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Tại Việt Nam, AI cũng bắt đầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động trong thực tế như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông và thương mại điện tử…
Từ năm 2014, trí tuệ nhân tạo (AI) được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển của Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT xây dựng Chiến lược quốc gia về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó xác định AI là một trong những công nghệ đột phá, mũi nhọn, cần được ưu tiên tập trung các nhóm chính sách để thúc đẩy phát triển. Nhiều đề án cấp quốc gia được phê duyệt với mục tiêu phát triển những ý tưởng công nghệ sáng tạo mang tính đột phá của người Việt.
AI cũng bắt đầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động trong thực tế như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông và thương mại điện tử… Có thể kể đến hệ thống giao thông thông minh tại TP. HCM, xe tự hành cấp độ 3 sử dụng ở khu đô thị Ecopark, hệ thống giám sát hành trình do Tổng cục đường bộ đặt hàng hiện theo dõi khoảng 1 triệu xe khách và xe kinh doanh vận tải…
Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng AI giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh, khắc phục các rủi ro và sự cố y khoa, giảm tải các bệnh viện. Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115 TP. HCM và bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là 3 bệnh viện đầu tiên ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ, cho phép mở cửa sổ điều trị từ 6 tiếng lên 24 tiếng, nâng cao cơ hội sống cho bệnh nhân.
Ứng dụng AI trong chẩn đoán nội soi hình ảnh giúp tự động xác định, khoanh vùng và đánh giá mức độ tổn thương của hệ tiêu hoá cũng giúp việc chẩn đoán được thực hiện nhanh gấp 5 lần phương án truyền thống với độ chính xác lên đến 90%. Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã phát triển bộ phần mềm DrAir, hỗ trợ đánh giá tiên lượng Covid-19.
AI cũng được ứng dụng trong việc thống kê diện tích và tình trạng rừng tự động với độ chính xác là 80%, hỗ trợ tích cực công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, hoạch định bản đồ quản lý rừng và lên kế hoạch phản ứng trong việc phòng hộ rừng nhanh gấp 5 lần phương pháp truyền thống.
Với sự trợ giúp của AI, ngành du lịch cũng tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn. Ứng dụng công nghệ giúp các đơn vị du lịch giảm thời gian, nhân lực và chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành dịch vụ. Vinpearl đã trở thành hệ thống khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face Recognition – phát triển bởi Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research) giúp giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi thủ tục và quá trình di chuyển giữa các khu vực nội bộ của Vinpearl.
Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng AI cũng được chú trọng đầu tư, như dự án Khu công nghệ cao Hoà Lạc với tổng số vốn lên tới 450 triệu USD. Theo định hướng, đây sẽ là nơi ươm tạo công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao…
Mặc dù AI đang trở thành xu thế tất yếu với những tiềm năng to lớn, việc phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như nguồn nhân lực hạn chế, độ chuẩn xác của dữ liệu và khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu về hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo của Việt Nam, ông Louis Nguyen đại diện Quỹ đầu tư G&H Ventures nhận định, tiềm năng của thị trường trí tuệ nhân tạo trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng là rất lớn.
Trên thế giới, dự kiến đến năm 2030, lợi nhuận của việc ứng dụng trí tuệ trong mọi lĩnh vực sẽ làm góp phần làm gia tăng thêm 13 nghìn tỷ lần giá trị kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn đầu, để công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển, các công ty công nghệ Việt cũng như các kỹ sư công nghệ thông tin trong mảng trí tuệ nhân tạo cần tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ những mục cụ thể.
Ở Việt Nam, có nhiều lĩnh vực có thể lựa chọn để nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Khi cộng đồng công nghệ cho ra được nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhỏ, cho hiệu quả tốt sẽ góp phần tạo góp phần nâng cao nhận thức về trí tuệ nhân tạo, tạo tiền đề để trí tuệ nhân tạo thu hút sự quan tâm, đầu tư phát triển tạo đột phá trong tương lai.
Theo chuyên gia Sang Shin - Giám đốc kỹ thuật đổi mới Temansek, Singapore, các công ty Việt Nam cần nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo bởi đây là công nghệ cho tương lai. Các công ty khởi nghiệp của Việt Nam cần nhận được sự quan tâm, đầu tư, trợ giúp của Chính phủ, các nhà đầu tư, lực xã hội để tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo có giá trị cho cộng đồng và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hiện nay, có rất nhiều công ty khởi nghiệp trong mảng công nghệ chọn lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để phát triển. Việt Nam không thiếu những "nhân tài công nghệ" nhưng lại thiếu "nhân tài kinh doanh" để đẩy mạnh sự phát triển, mở rộng địa bàn ứng dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo.
Đồng thời, để tạo ra sản phẩm trí tuệ nhân tạo có khả năng thay đổi quy trình của một ngành, một lĩnh vực thì không chỉ cần những kỹ sư công nghệ giỏi mà còn cần nhân tài có tâm trong các lĩnh vực bắt tay cùng thực hiện các sản phẩm công nghệ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra những sản phẩm vượt khả năng của con người. Ví dụ, hiện nay, gian lận thương mại đang làm thất thoát khoảng 13-15% lợi nhuận của nhiều công ty tài chính, ngân hàng.
Với việc thu thập đủ dữ liệu, ứng dụng các thuật toán đỉnh cao, trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện, phân tích và ngăn ngừa các hành vi trục lợi kinh tế, góp phần giảm thiểu các vụ gian lận kinh tế. Như vậy, công nghệ trí tuệ nhân tạo không trực tiếp sinh ra lợi nhuận nhưng góp phần bảo vệ được lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.
Khoảng trống trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Đô thị thông minh cần giải pháp vận chuyển thông minh
Kẹt xe, tắc đường không chỉ là vấn đề nan giải của riêng Việt Nam, mà là vấn đề chung của rất nhiều các đô thị, các đất nước đang phát triển trên thế giới.
Thương mại điện tử và thanh toán dẫn dắt startup Việt Nam
Các startup "lớn nhanh" trong giai đoạn vừa qua tập trung vào 2 ngành là thương mại điện tử và thanh toán số - nơi hút vốn đầu tư startup nhiều nhất tại Đông Nam Á, với 700 triệu USD cho thương mại điện tử và 500 triệu USD cho thanh toán điện tử.
Finhay chuyển mình với ứng dụng đầu tư 4.0
Finhay đang phục vụ 100.000 người dùng và giá trị các giao dịch thực hiện đạt 45 tỷ đồng.
Thị trường gọi xe đón dòng vốn mới
Trong khi Grab được cho là sẽ nhận nguồn vốn mới lên tới 3 tỷ USD từ Alibaba, thì ứng dụng gọi xe EMDDI ở Việt Nam vừa nhận vốn vòng Series A từ Thinkzone.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.