Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Tại hội nghị toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030, Thủ tướng đã có chỉ đạo cụ thể với các bộ ngành, địa phương.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, việc triển khai các nhiệm vụ, công việc theo Luật Quy hoạch đã có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch vẫn chưa được như kế hoạch đề ra; chất lượng cần được nâng cao hơn nữa; công tác tư vấn cũng gặp những khó khăn cần khắc phục để bảo đảm chất lượng, sát tình hình của các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương...
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc triển khai lập quy hoạch đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, tiến độ lập quy hoạch đang bị chậm, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Số lượng quy hoạch còn lại mà các Bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành trong năm 2023 là rất lớn.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, trong đó có quy định về kinh phí cho công tác quy hoạch theo hướng có thể sử dụng kinh phí chi thường xuyên.
Các bộ, ngành và địa phương tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo nhiệm vụ được phân công.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, thống nhất trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng quy hoạch và thực hiện chính sách liên quan để đảm bảo sự đồng bộ của các cấp quy hoạch trong hệ thông quy hoạch quốc gia.
Đồng thời, bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng bộ, ngành và địa phương.
Thủ tướng yêu cầu đổi mới công tác thẩm định bảo đảm nhanh chóng, kịp thời. Các Bộ cho ý kiến đúng thời hạn đối với các quy hoạch, ý kiến thẩm định quy hoạch, ý kiến rà soát quy hoạch đúng thời hạn tại văn bản xin ý kiến của Bộ, ngành, địa phương, Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Cả Trung ương và địa phương cần phải vào cuộc, đổi mới cách làm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan đến bố trí không gian phát triển theo quy hoạch để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Vấn đề quan trọng nhất là đất đai phải được sử dụng hiệu quả, khả thi, không được để "treo", không để người dân bức xúc.
Tại hội nghị, ghi nhận một số báo cáo, kiến nghị của các bộ về công tác lập quy hoạch. Trong đó, đáng chú ý là nội dung thông tin từ Bộ Công thương (được giao tổ chức lập 5 quy hoạch ngành quốc gia).
Đến nay, bộ đã tổ chức lập 4 quy hoạch, gồm: Quy hoạch Năng lượng quốc gia; Quy hoạch điện lực quốc gia; Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và Quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt. Riêng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ chưa được triển khai vì chưa có kết quả về đánh giá tiềm năng tài nguyên. Việc này thuộc trách nhiệm của ngành tài nguyên môi trường.
Để sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo chỉ đạo, Bộ Công thương kiến nghị tới Thủ tướng 5 vấn đề.
Đối với Quy hoạch Điện lực quốc gia (đã được tiếp thu, hoàn thiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng): kiện toàn Hội đồng thẩm định quốc gia và cho thẩm định lần cuối để có thể trình duyệt trong thời gian sớm nhất.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua. Đề nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho ý kiến lần cuối để bộ hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng phê duyệt.
Về Quy hoạch năng lượng quốc gia, Bộ Công thương đã tổng hợp ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định và trình lãnh đạo Hội đồng cho phép tổ chức họp Hội đồng thẩm định quốc gia. Bộ này đề nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, sớm cho ý kiến về lịch họp, thẩm định quy hoạch.
Thứ tư, đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp, sớm cung cấp thông tin về việc thực hiện Đề án đánh giá tiềm năng tài nguyên Uranium và xác nhận sản phẩm của đề án để Bộ Công thương có cơ sở trình cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức lập quy hoạch này.
Thứ năm, đề nghị các địa phương khẩn trương nghiên cứu, cập nhật các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp Quy hoạch ngành quốc gia để bổ sung, tích hợp vào quy hoạch cấp tỉnh, bảo đảm sự đồng bộ, liên thông giữa các cấp quy hoạch theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.