Đồng bằng sông Cửu long kêu gọi đầu tư du lịch, hạ tầng gần 160.000 tỉ đồng
Nhẫn Nam
Thứ tư, 25/10/2017 - 16:14
Du lịch Đồng bằng sông Cửu long có nhiều tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng, dịch vụ còn rất hạn chế.
Tại hội nghị này, các địa phương giới thiệu, mời gọi đầu tư 33 dự án thuộc nhóm bất động và du lịch và 45 dự án khác
Ngày 25/10, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp với câu lạc bộ các trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị thường niên đầu tư vào ĐBSCL lần thứ V năm 2017 với chủ đề “Thu hút đầu tư hạ tầng – nền tảng phát triển du lịch ĐBSCL”.
Theo Ban tổ chức, Hội nghị có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn về tư vấn đầu tư, dịch vụ bất động sản du lịch, logistic như Savills, CBRE, Phú Mỹ Hưng, Akubai, Công ty xây dựng và bất động sản Hòa Bình, Vietnam Consulting Group, Habour, Hiệp hội bất động sản TP.HCM…
Tại hội nghị này, các địa phương giới thiệu, mời gọi đầu tư 33 dự án thuộc nhóm bất động và du lịch với tổng vốn đầu tư gần 7.800 tỉ và 45 dự án khác liên quan đến các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế biến, hạ tầng logistic với tổng vốn dự kiến 150.000 tỉ.
Một số dự án về du lịch có vốn đầu tư lớn như Khu du lịch sinh thái U Minh Thượng (Kiên Giang) với vốn đầu tư 2.600 tỉ; Khu dịch vụ du lịch xã Mỹ Đức (Kiên Giang) 2.250 tỉ; Khu du lịch Mũi Cà Mau (Cà Mau) 1000 tỉ; Khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên (An Giang) 600 tỉ…
Đại diện Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho rằng cơ sở lưu trú trong vùng còn thiếu rất nhiều so với quy hoạch, khu vui chơi giải trí lớn chỉ có hai điểm là Vinpearl Phú Quốc và Nhà Mát Bạc Liêu, điểm dừng chân lớn rất ít, chưa có trung tâm ẩm thực kết hợp giải trí tổng hợp có quy mô lớn…
Tiềm năng du lịch có nhiều nhưng cơ sở hạ tầng, dịch vụ còn thiếu nhiều như vậy cần sớm được đầu tư để phát triển ngành du lịch thực sự trở thành mũi nhọn.
Theo TS. Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ, cải thiện đầu tư FDI vào ĐBSCL được khởi sắc từ năm 2015 – lần đầu tiên với số vốn lên tới 3,65 tỉ USD, chiếm 9% tổng vốn FDI cả nước. Vốn đầu tư gia tăng đã làm thay đổi diện mạo của TP Cần Thơ và một số đô thị trong vùng.
Sự thay đổi này cho thấy sức sống của vùng ĐBSCL trong thời gian tới trở nên phát triển hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Muốn ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mở trên nền tảng tri thức khoa học công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế.
Ngày 19/09, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã dành trọn một ngày chủ trì buổi làm việc chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu dự kiến được tổ chức trong hai ngày 26 và 27/9 tại Cần Thơ với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.