Tình trạng lao động trẻ di cư sang các khu công nghiệp miền Đông, cộng với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp khiến lực lượng lao động ở miền Tây vừa thiếu, vừa yếu.
Năm 2021, trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, hàng triệu người lao động ở TP.HCM, Bình Dương và các địa phương khác thuộc miền Đông Nam Bộ đã di chuyển trở về miền Tây. Điều này chỉ ra một thực trạng là đang có rất đông lao động di cư từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long di cư tới các thành phố, khu công nghiệp phía Đông để sinh sống và làm việc.
GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, nhận định, hiện tượng nói trên cho thấy lực lượng lao động ở miền Tây đang không có không gian để phát triển. Nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu làm giảm năng suất, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, lao động trẻ miền Tây bắt buộc phải “đi Bình Dương” để duy trì sinh kế.
Theo Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2020, tỷ suất di cư thuần của miền Tây là cao nhất cả nước, lên đến 40%, do tình trạng thiếu cơ hội việc làm và cơ hội kinh tế. Thậm chí thời điểm, tốc độ tăng trưởng dân số của miền Tây đạt mức dưới 0%. Điều này dẫn đến hiện tượng thiếu hụt lao động ngày càng trở nên phổ biến, mức độ già hóa dân số cũng trở nên trầm trọng.
Thiếu cơ hội sinh kế còn dẫn đến một hiện tượng tiêu cực khác là tỷ lệ bỏ học ở miền Tây cũng rất cao, biến khu vực này trở thành “vùng trũng” của giáo dục. Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2022 cho biết, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở miền Tây đạt 14,9%, tỷ trọng lực lượng lao động trình độ đại học trở lên đạt 6,8%, thấp nhất cả nước.
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Trường chính sách công và quản lý Fulbright, Trưởng nhóm nghiên cứu Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây được ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên canh tác nông nghiệp cho năng suất cao nhất cả nước. Chính vì điều này, khi không nhìn thấy những cơ hội sinh kế phi nông nghiệp, người dân miền Tây thường có tâm lý bỏ học từ sớm để làm nông. Đến khi nông nghiệp đạt ngưỡng tới hạn hay bị co cụm bởi biến đổi khí hậu, di cư lại trở thành lựa chọn phổ biển.
Lao động vừa thiếu, vừa yếu lại là một nguyên nhân khiến cho miền Tây kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Cứ như thế, kinh tế chậm phát triển, kém thu hút đầu tư, chất lượng lao động thấp trở thành “3 vòng xoáy đi xuống”, khiến vùng đất Chín Rồng không thể giang rộng đôi cánh.
Giải bài toán nhân lực
Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải phá vỡ nhiều mắt xích để đảo ngược vòng xoáy đi xuống. Một trong số những mắt xích được Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2022 đưa ra là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Để giữ được lao động trẻ ở lại miền Tây, cần có thêm cơ hội kinh tế, thông qua thu hút các dự án đầu tư. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo liên kết thông suốt, giảm chi phí logistics là yếu tố căn bản nhất để Đồng bằng sông Cửu Long trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố cơ hội kinh tế, Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2022 chỉ ra, cần phải có thêm giải pháp để khuyến khích người lao động miền Tây cải thiện kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ lao động. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho vùng trong tương lai.
Tại diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long 2022, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ cũng nêu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ nhất, về mặt giáo dục đào tạo, chương trình dạy và học cần thích ứng với điều kiện mới, bao hàm những nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ…
Thứ hai, phân luồng đào tạo nghề và đào tạo trình độ đại học tốt hơn, đồng thời chú trọng đào tạo lại những lao động đã tốt nghiệp một thời gian dài.
Cuối cùng, đổi mới về khoa học, công nghệ, kết hợp với doanh nghiệp để chuyển giao lại công nghệ, tiết kiệm thời gian nghiên cứu. Kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp là cơ hội để nâng cao cũng như thực tiễn hóa chất lượng đào tạo, gắn giáo dục với thị trường.
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị kinh tế cao, đồng thời tôn trọng những giá trị tự nhiên, sẽ là giải pháp quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh "vòng xoáy đi xuống" của vùng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Hệ thống rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, nếu được bảo tồn và sử dụng hợp lý, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao sinh kế cho bà con, đồng thời đóng góp tích cực vào ngăn ngừa và chống chịu biến đổi khí hậu.
Với tầm nhìn, tư duy phát triển mới, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực chuyển đổi để tạo ra những giá trị mới và cơ hội mới hướng đến phát triển bền vững và thuận thiên.
Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.