Tiêu điểm
Dự án Cá Voi Xanh tiếp tục trì trệ bởi Exxon Mobil
Chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh tại tỉnh Quảng Nam tiếp tục trì trệ do vướng mắc chính từ phía nhà thầu Exxon Mobil.
Theo Bộ Công thương, vướng mắc chính của tổ hợp dự án khí điện Cá Voi Xanh là nhà thầu Exxon Mobil không ưu tiên triển khai dự án do tác động của xu thế chuyển dịch năng lượng trên toàn cầu.
Là một trong số các dự án trọng điểm ngành năng lượng, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế, chuỗi dự án Cá Voi Xanh tới nay tiếp tục ở trạng thái chờ gỡ vướng, bất chấp nhiều chỉ đạo đôn đốc, giải quyết của cơ quan thẩm quyền.
Với các bên tham gia gồm Exxon Mobil, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN và Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí, dự án tới tháng 6 vừa qua vẫn chưa cải thiện được tiến độ triển khai. Những vướng mắc khó khăn của dự án tập trung ở các vấn đề: thủ tục cho thuê đất, nâng cấp cảng Kỳ Hà để phục vụ xuất khí ngưng (condensate) của dự án, tuyến ống đi qua Cảng hàng không quốc tế Chu Lai.
Trong vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công thương đã và đang thường xuyên đôn đốc các bên tích cực phối hợp để giải quyết các khó khăn nêu trên, nhằm sớm trình cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ.
Bộ cũng đã thông qua các kênh ngoại giao để thuyết phục Tập đoàn ExxonMobil, trong vai trò Người điều hành dự án, sớm đưa dự án vào danh mục ưu tiên triển khai giai đoạn hiện tại.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét hỗ trợ nhà thầu giải quyết dứt điểm một số vấn đề phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Những vấn đề cần tỉnh giải quyết gồm: phê duyệt phương án quản lý, đầu tư, khai thác Cảng Kỳ Hà để phục vụ xuất khí ngưng; phối hợp Bộ Quốc phòng xử lý vướng mắc về tuyến ống dẫn khí đi qua Cảng hàng không quốc tế Chu Lai; hướng dẫn nhà thầu về thủ tục cho thuê đất để triển khai dự án sau khi kế hoạch phát triển mỏ được phê duyệt.
Như đã thông tin, những khó khăn, vướng mắc kéo dài liên quan đến thủ tục đất đai, tiêu thụ khí, đàm phán hợp đồng bán khí khiến dự án Cá Voi Xanh chưa thể bứt tốc.
Là một trong những dự án trọng điểm về dầu khí, chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh bao gồm phần thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.
Thuộc phần thượng nguồn, trung nguồn, dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh (gồm hệ thống khai thác khí ngoài khơi, đường ống vận chuyển khí về bờ và nhà máy xử lý khí trên bờ) thuộc lô PSC Lô 117-119 do Exxon Mobil là nhà điều hành cùng các bên tham gia góp vốn là PVN và PVEP.
Phần hạ nguồn là 5 nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh, gồm: 2 nhà máy tại Quảng Nam (Miền Trung I và II, công suất 750MW/nhà máy, do PVN làm chủ đầu tư), 3 nhà máy tại Quảng Ngãi (Dung Quất I và III, công suất 750MW/nhà máy do EVN là chủ đầu tư, Dung Quất II 750MW do Semborp là chủ đầu tư – BOT).
Những vướng mắc từ phía Exxon Mobil
Liên quan đến 5 nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh, vướng mắc chính là Tập đoàn Exxon Mobil chưa ưu tiên triển khai dự án phát triển mỏ, dẫn tới các công việc rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ của cả chuỗi dự án. Exxon Mobil đã trình các bên xin phê duyệt chương trình công tác và ngân sách năm 2024 với nội dung công việc và phạm vi ngân sách rất ít (thấp hơn năm 2023).
Trở ngại thứ hai là Exxon Mobil, PVN và chủ đầu tư các nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh chưa triển khai đàm phán hợp đồng bán khí, dù Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí (GSA HOA) đã được ký hồi giữa tháng 5/2023. PVN đã đề nghị Exxon Mobil sớm trình Kế hoạch phát triển mỏ bản cuối cùng, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh theo đúng hợp đồng dầu khí đã ký.
Khoảng một năm trước, Exxon Mobil tiếp tục kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường hỗ trợ, hướng dẫn để sớm hoàn tất thủ tục thuê đất phục vụ dự án.
Một nút thắt khác chờ tháo gỡ là việc điều chỉnh tuyến ống dẫn khí vẫn chưa có kết quả sau khi PVN, Exxon Mobil làm việc với các Bộ Quốc phòng, Giao thông vận tải. Giữa tháng 8/2023, Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Bộ Công thương về phối hợp giải quyết vấn đề này.
Trước đó, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất phương án lắp đặt tuyến đường ống dẫn khí tại khu vực tiếp giáp hàng rào ranh giới phía Đông của Cảng hàng không quốc tế Chu Lai (chưa có chủ trương chuyển giao đất quốc phòng cho UBND tỉnh Quảng Nam).
Tuy nhiên, PVN và Exxon Mobil đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải bàn giao phần diện tích lắp đặt tuyến ống này về tỉnh Quảng Nam để thuận lợi cho thủ tục thuê đất và vận hành công trình.
Chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh có tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 248 tỷ m3 khí thô (tương đương 150 tỷ m3 khí hydrocacbon). Trong giai đoạn bình ổn hàng năm sẽ cung cấp khoảng 7 tỷ m3 khí thô cho các hộ tiêu thụ điện hạ nguồn. Tổng thu dự kiến của Chính phủ (không bao gồm điện) là trên 20 tỷ USD, tổng nguồn thu PVN/PVEP là trên 7 tỷ USD.
Tiến độ tổng thể của chuỗi dự án được đồng bộ với khâu thượng nguồn với mục tiêu có dòng khí đầu tiên vào năm 2023 theo phê duyệt Kế hoạch đại cương phát triển mỏ. Tuy nhiên, tiến độ chuỗi dự án đã chậm khoảng 5 năm (dự kiến có dòng khí đầu tiên vào năm 2028).
Tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn hướng nào?
Bắt mạch các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia
Trừ dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin 2 ngủ đông nhiều năm qua, các dự án dầu khí trọng điểm còn lại đều triển khai trì trệ so với kế hoạch bởi những lý do về thủ tục, thu xếp vốn, chuyển đổi chủ đầu tư....
'Báo động đỏ' tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Tái cấu trúc tổng thể (cả quản trị lẫn tài chính) để xử lý khó khăn, đặc biệt là việc thiếu hụt dòng tiền và nguy cơ mất khả năng thanh toán là mục tiêu ‘sống còn’ của siêu dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
3 nút thắt của chuỗi khí điện Cá Voi Xanh
Các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, quản lý sử dụng hạ tầng hàng hải (khu bến Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam) và tuyến đường ống dẫn khí tiếp tục là trở lực đối với tốc độ triển khai dự án chuỗi khí điện Cá Voi Xanh.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.