Giá vàng SJC 'nhảy' qua mốc 37 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng mạnh, tuy nhiên nhu cầu mua bán lại có phần trầm lắng.
"Tuần tới là một cuộc đánh cược dựa vào siêu bão Irma", Hug, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của Kitco, cho biết hôm thứ Sáu tuần trước. "Nếu nó đổ bộ trực tiếp vào đất liền của Mỹ, vàng sẽ tiếp tục tăng lên; nếu nó chỉ dừng ở bờ biển, tôi cho rằng đồng USD sẽ tăng trở lại".
Nhìn lại tuần qua, giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh, đã vượt ngưỡng 37 triệu đồng/lượng vào cuối tuần.
Mức tăng này được đánh giá có phần dứt khoát, mạnh mẽ hơn so với tuần trước, lưu lượng mua bán đan xem góp phần giúp thị trường vàng ghi nhận không khí khởi sắc hơn.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng của giá vàng đã khiến nhiều nhà đầu tư không tránh khỏi tâm lý phân vân khi quyết định mua vào hay bán ra, khi xu hướng điều chỉnh tiếp theo vẫn còn khó đoán. Số lượng khách tham gia giao dịch chủ yếu theo nhu cầu cá nhân.
Dường như lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào vàng chưa đủ hấp dẫn đối với đa số nhà đầu tư, các kênh kiếm lời khác tuy rủi ro hơn, nhưng vẫn chiếm ưu thế, điều này khiến thị trường vàng chưa có thay đổi lớn về số lượng giao dịch.
Tại Hà Nội, vàng SJC chốt giá tuần qua, mua vào là 36,94 triệu đồng/lượng, bán ra 37,16 triệu đồng/lượng, tăng 490.000 đồng ở cả 2 chiều so với cuối tuần trước.
Tại thị trường vàng thế giới, giá vàng kết thúc tuần qua ở mức 1.346 USD/oz, cao hơn 22,6 USD/oz so với giá chốt tuần trước đó. Việc giá đạt đỉnh 1.358 USD/oz, cao nhất trong vòng một năm, trong phiên cuối tuần qua, các nhà phân tích tiếp tục lạc quan về vàng trong tuần này.
Trong khi đó, đồng USD “chìm sâu” xuống đáy 2 năm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Triều Tiên và Mỹ làm giảm sự kỳ vọng trong dự báo kinh tế của Fed, cùng với sự tàn phá từ cơn bão Harvey, đã hỗ trợ mạnh mẽ cho giá vàng tăng tuần qua.
Các nhà phân tích cho rằng, Triều Tiên sẽ không có động thái nào mới vào tuần này, và mọi sự chú ý dồn về cơn bão Irma.
Peter Hug, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của Kitco, cũng nhận định rằng, hướng di chuyển của giá vàng trong tuần này sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơn bão Irma, hiện đang tiến gần Florida, Mỹ.
"Tuần tới là một cuộc đánh cược dựa vào Irma", Hug cho biết hôm thứ Sáu tuần trước. "Nếu nó đổ bộ trực tiếp vào đất liền của Mỹ, vàng sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu nó chỉ dừng ở bờ biển, tôi cho rằng đồng USD sẽ bật tăng trở lại". Thực tế, bão Irma đã đổ bộ vào bang Florida hôm thứ Bảy (giờ địa phương).
Thêm vào đó, dữ liệu kinh tế Mỹ tuần này là Chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số bán lẻ sẽ được công bố lần lượt vào thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu. Ba chỉ số cho tháng 8 này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của Fed.
Một số nhà phân tích tin rằng, mức 1.400 USD/oz vẫn là một khả năng có thể xảy ra. Theo Simona Gambarini, nhà phân tích thị trường tại Capital Economics, "nếu vàng có thể được giao dịch bền vững ở mức giá cao hơn 1.350 USD/oz, thì nó có thể dễ dàng đạt đến mức 1.400 USD/oz”.
Tuy nhiên, Bart Melek, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại TD Securities lại cho rằng, mức 1.400 USD/oz là không thể xảy ra trong tuần này, nếu không có sự chắc chắn nào xung quanh việc Fed sẽ trì hoãn tăng lãi suất.
Khảo sát chuyên gia của Kitco News tại Phố Wall cuối tuần qua cho thấy, có 10 người (63%) cho rằng, vàng sẽ tăng giá vào cuối tuần tới, 4 người (25%), cho rằng giá thấp hơn, còn lại 2 người (13%) có ý kiến trung lập.
Trong khi đó, 869 độc giả của Kitco là các nhà đầu tư cá nhân cũng tham gia vào cuộc khảo sát dự báo giá vàng tuần tới. Trong đó, 506 người, hay 58%, lạc quan về vàng; 32% nói giảm và 10% trung lập.
Giá vàng trong nước đã được điều chỉnh tăng mạnh, tuy nhiên nhu cầu mua bán lại có phần trầm lắng.
Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên, Mỹ - Nga, bất ổn trong chính quyền tổng thống Trump, động thái của các ngân hàng trung ương lớn... đều đang là nhân tố hỗ trợ giá vàng.
Quy đổi sang đồng Việt Nam, giá vàng thế giới tương đương 37,13 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng trong nước SJC niêm yết gần 403.000 đồng/lượng.
Mặc dù ghi nhận lợi nhuận đáng kể trong năm 2024, Sacombank vẫn không có kế hoạch chia cổ tức năm thứ 9 liên tiếp.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, với điều kiện phải có chiến lược rõ ràng và kiểm soát rủi ro.
Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa với nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.
Sẽ có ít nhất 15 ngân hàng hàng đầu thực hiện theo dõi, thống kê kết quả triển khai chương trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo NHNN.
Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.
Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ tiếp tục tư duy phát triển như cũ, chúng ta sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Nhưng nếu biết “đổi pha” đúng lúc, đây có thể là khởi đầu cho một thời kỳ phục hưng mới.
WeWine - Đa Lộc đang có kế hoạch tăng địa điểm bán lẻ, đồng nghĩa với tăng nhận diện thương hiệu và phục vụ khách hàng trong nước được tốt hơn.
Mặc dù ghi nhận lợi nhuận đáng kể trong năm 2024, Sacombank vẫn không có kế hoạch chia cổ tức năm thứ 9 liên tiếp.
Xanh SM công bố triển khai đồng bộ hệ thống giám sát an toàn S2S (Secure to Safe) trên toàn bộ đội xe taxi điện trên toàn quốc, dự kiến hoàn tất vào ngày 22/04/2025.
Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 4 năm 2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, FPT không chỉ trình bày những con số tài chính mà còn giới thiệu chiến lược phát triển như một "quốc gia công nghệ" thu nhỏ, với các trụ cột kinh tế, bộ máy sản xuất tri thức và tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, với điều kiện phải có chiến lược rõ ràng và kiểm soát rủi ro.