Tiêu điểm
Du lịch mắc kẹt trong bài toán nhân sự
Lao động trong ngành du lịch Việt Nam thiếu hụt cả về lượng lẫn chất.
Mỗi năm, Viettravel muốn tuyển dụng thêm 300 nhân sự mới, nhưng khó tuyển đủ. “Ứng viên nộp hồ sơ khá đông nhưng ít người đáp ứng tốt các tiêu chí làm việc thực tế; trong đó, kỹ năng ngoại ngữ của nhiều người rất yếu”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel, cho biết.
Khó khăn của Viettravel cũng là tình trạng chung của ngành du lịch Việt Nam. Ông Kỳ dẫn số liệu của Tổng cục Du lịch cho biết, mỗi năm Việt Nam cần tới 40.000 lao động trong ngành nhưng lượng sinh viên được đào tạo ra thấp hơn rất nhiều.
Các doanh nghiệp lữ hành đang sử dụng khoảng 20.000 lao động, 40.000 hướng dẫn viên và con số này gần như không thể đảm nhiệm nổi phục vụ cho khách du lịch.
Tại các thành phố có nhiều du khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản như Đà Nẵng, Nha Trang, các công ty lữ hành khi tuyển dụng vào thì hầu như phải đào tạo lại ít nhất sáu tháng, muốn đào tạo lành nghề phải mất 12 tháng. “Chuyện này là một lãng phí rất lớn”, ông Kỳ nhấn mạnh.
Khách đông, nhân lực thiếu
Không chỉ các vị trí cấp cao thiếu lao động mà nhìn tổng thể, ngành du lịch Việt Nam được đánh giá cũng đang trong tình trạng thiếu hụt.
“Số lao động tạm coi là qua đào tạo, bao gồm đào tạo chính thống, có bằng, chứng chỉ nghề, tham gia các khóa học không quá 50%, số còn lại là tay bo”, ông Trương Nam Thắng, một chuyên gia có 35 năm làm việc trong ngành du lịch chia sẻ với TheLEADER.
Theo ông Thắng, một số người đi từ nghề lên, thông qua đào tạo nội bộ trong các tập đoàn, doanh nghiệp để đạt đến các vị trí cao hơn và họ làm rất tốt. Một số khác đi học tại nước ngoài, có sự bài bản nhưng khi quay trở lại Việt Nam, cần thời gian để có thêm thực tế.
Báo cáo chỉ số cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành của World Economic Forum cho thấy sự cải thiện khá mạnh mẽ của du lịch Việt Nam nhưng nhân sự vẫn tụt khá xa so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Chất lượng cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 4.9/7.0, thấp hơn mức 5.6 của Singapore dù có sự vượt trội về điểm số liên quan đến tài nguyên.
Xếp hạng về đầu tư đào tạo mở rộng cho lao động (69/136) thấp hơn nhiều các nước Châu Á có nền du lịch phát triển như Singapore (3/136), Malaysia (9/136) hay Nhật (10/136).
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM nhận xét, năm 2018, ngành du lịch Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch cả nước 23 tỷ USD, đóng góp 7,5% vào GDP. Đây là mức tăng doanh thu ấn tượng, tuy nhiên mức năng suất khá thấp với chỉ 3.477 USD/năm cho mỗi nhân lực trong ngành này.
Trong khi đó, tại Singapore với gần 5,9 triệu người và khoảng 80% làm trong ngành du lịch, mỗi lao động trong ngành tạo ra 47.713USD/năm, gấp 15 lần Việt Nam còn ở Thái Lan, con số này là 8.369 USD/năm, gấp 2,5 lần.
Thiếu nhân sự trong ngành du lịch càng có nguy cơ trầm trọng hơn trong bối cảnh đầu tư bất động sản du lịch bùng nổ khắp nơi.
Một báo cáo khảo sát của nhóm Economica Vietnam công bố tại Diễn đàn Bất động sản du lịch 2019 do TheLEADER tổ chức mới đây tại TP. HCM cho thấy, trong có tới 36,4% doanh nghiệp có ý định đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng và 45,5% mong muốn mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao Novaland cho biết, Tập đoàn dự kiến sẽ tăng nhân sự từ 7.400 năm 2020 lên 40.000 người vào năm 2023 nhằm phục vụ các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang và sẽ triển khai.
Ông Phiên nhấn mạnh, trong 5 năm tới, Novaland sẽ phát triển hơn 10.000 phòng khách sạn và nếu tính cả các mảng như vui chơi giải trí, sân golf, vườn thú, công viên thì số lượng nhân viên phục vụ rất lớn, đó là chưa kể nhân sự tài chính, quản trị nhân sự, thiết kế, kiến trúc…
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng nhóm Economica Vietnam cho biết, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp không ít khó khăn trong quá trình đầu tư, kinh doanh như tiếp cận đất đai và giải phóng mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, xác định giá đất và thuế đất. Trong đó, thách thức trước mắt cũng như lâu dài mà các doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản du lịch phải đối mặt là thiếu hụt nhân sự, đặc biệt là nhân sự cao cấp.
Ông Nguyễn Thạc Thắng, Giám đốc công ty nhân sự First Alliances chinhánh Hà Nội cho biết, mặc dù doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao nhưng việc tuyển dụng nhận sự cấp cao không đơn giản do nguồnnhân lực phục vụ trong lĩnh vực bất động sản, du lịch của Việt Nam còn rất hạnchế.
Khảo sát về tiền lương trong các lĩnh ngành nghề năm 2018 của First Alliances cho thấy, bất động sản - xây dựng và khách sạn - du lịch là hai trong những ngành nghề có mức lương hấp dẫn nhất đối với nhân sự cao cấp trên thị trường lao động.
Cụ thể, đối với lĩnh vực xây dựng - bất động sản, mức lương trung bình từ 10 - 15 nghìn USD/năm, cao nhất trong bảng khảo sát lương của tất cả các ngành nghề.
Một số nhân sự cấp cao như giám đốc dự án, tổng giám đốc trong lĩnh vực bất động sản, du lịch - khách sạn có mức lương rất cao, từ 10 - 15 nghìn USD/năm. Trong khi đó, vị trí giám đốc, giám đốc điều hành của các lĩnh vực khác như nhân sự, pháp lý hay giáo dục đều có mức lương thấp hơn nhiều, chủ yếu là dưới 7 nghìn USD/năm, rất ít các vị trí có mức lương cao nhất lên đến 10 nghìn USD/năm.
Tìm kiếm đòn bẩy
Đưa ra giải pháp cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực bất động sản du lịch trong thời gian tới, ông Thắng cho rằng, đối với lao động phổ thông, các chủ đầu tư nên liên kết với các trường đào tạo để đưa ra các tiêu chuẩn thực tế và cam kết tiếp nhận đầu ra; hoặc thuê giáo viên của các trường đến khách sạn để giảng dạy cho nhân viên tùy theo chi phí của doanh nghiệp.
Đơn cử, Novaland đã chủ động chuẩn bị nguồn lực cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng khi mới đây ký kết với Đại học Hoa Sen để đào tạo nhân sự.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) trong Sách trắng 2019 cho rằng việc gia tăng số lượng nhân sự được đào tạo bài bản và có trình độ trong ngành du lịch và nhà hàng - khách sạn có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo ra hình ảnh tích cực của Việt Nam trong mắt du khách.
Chất lượng dịch vụ được cải thiện đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh cao hơn và sẽ có du khách sẽ đến Việt Nam hơn, góp phần gia tăng mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP và tăng nguồn thu cho Chính phủ.
“Du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, do đó, có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với các ngành khác, cải thiện trình độ tay nghề trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này sẽ thúc đẩy gia tăng việc làm và tiền lương cho lao động địa phương”, EuroCham nhận định.
Hiệp hội này khuyến nghị các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cần phối hợp để tăng cường nhận thức và ban hành thủ tục để thực hiện hiệu quả bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề phục vụ buồng và nghề lễ tân.
Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cần được xây dựng cho các lĩnh vực khác trong ngành du lịch và nhà hàng – khách sạn để cải thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam nhằm trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực.
Hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân cần được củng cố để cải thiện hoạt động đào tạo nghề trong ngành du lịch cho cả học viên và giảng viên.
EuroCham cho rằng cần đảm bảo hoạt động hợp tác bền vững giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bằng cách ban hành cơ chế, chính sách và quy định khen thưởng để vinh danh các doanh nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo du lịch.
Bên cạnh đó, rà soát và tái cơ cấu mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch để đảm bảo các cơ sở này có đủ năng lực đào tạo chất lượng cao.
Tạo điều kiện giáo dục ngoại ngữ cho lao động ngành du lịch không chỉ góp phần đem đến dịch vụ chất lượng cao mà còn giúp người dân địa phương có đủ trình độ để đảm nhận các chức vụ quan trọng.
Ngoài ra, cần tăng cường cơ hội đào tạo nghề kép với các chương trình đạo tạo ‘Học thông qua thực hành’ nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao ngày càng tăng trong ngành nhà hàng - khách sạn, du lịch và sự kiện.
Ba câu hỏi lớn của Thủ tướng cho ngành du lịch
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và sự nhập cuộc của startup du lịch Việt
Tuy chưa đạt được thỏa thuận chung giữa hai nước, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là dịp để các đại lý và startup du lịch Việt đưa ra chương trình khuyến mãi, thúc đẩy hoạt động truyền thông nhằm quảng bá đất nước, con người Việt Nam.
Việt Nam và giấc mơ trở thành cường quốc du lịch
Những bất cập tồn tại dai dẳng vẫn không thể ngăn cản khát vọng biến Việt Nam trở thành một cường quốc du lịch của thế giới.
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?