Đưa mô hình Công viên đổi mới sáng tạo của Thụy Sĩ về Việt Nam
Hường Hoàng
Thứ ba, 21/03/2023 - 08:54
Vào ngày 16/3, doanh nghiệp BK Holdings (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Công viên sáng tạo Biel/Bienne (Thụy Sĩ) đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc xây dựng công viên đổi mới sáng tạo theo mô hình Thụy Sĩ tại Hà Nội.
Là Tổng Giám đốc Hệ thống doanh nghiệp BK Holdings kiêm Chủ tịch Hiệp hội đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Hà Nội, ông Nguyễn Trung Dũng từ lâu đã đồng hành cùng với thành phố Hà Nội trong việc tìm kiếm những mô hình đổi mới sáng tạo thành công trên trường quốc tế, nhằm áp dụng vào thị trường Việt Nam.
Trong chuyến đi kết nối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Thụy Sĩ do Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ Thụy Sĩ (Swiss EP) tổ chức vào năm 2022, ông Trung Dũng đã kết nối với ông Thomas Gfeller, Chủ tịch và đồng sáng lập của Công viên sáng tạo Biel/Bienne (SIPBB) nhằm xây dựng mô hình công viên đổi mới sáng tạo hiệu quả cho Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Là bên đứng ra nối mối duyên lành, ông Hub Langstaff, Giám đốc Swiss EP Việt Nam bày tỏ: “Swiss EP rất tự hào với vai trò là nhân tố kết nối BK Holdings và SIPBB. Tuy vậy, trên thực tế, việc đi đến thỏa thuận hợp tác mang mô hình Công viên Sáng tạo Thụy Sĩ về Việt Nam lại đến từ nỗ lực rất lớn của cả hai đơn vị”.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015 đến nay, ban đầu, Swiss EP tập trung vào việc nâng cao tinh thần khởi nghiệp, sau đó tập trung vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam và đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc kết nối hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giữa hai nước.
Theo ông Hub, trong số 7 quốc gia mới nổi về đổi mới sáng tạo mà Swiss EP đang hoạt động, Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất. Swiss EP cũng mong muốn có thể tăng thời hạn hoạt động tại Việt Nam trong 4 năm tiếp theo, từ đó tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng hoạt động trong thời gian tới.
Mô hình công viên đổi mới sáng tạo của SIPBB
Tọa lạc tại trung tâm của thành phố, ngay kế bên hồ Biel, khuôn viên của Đại học Khoa học Ứng dụng Bern, bao bọc xung quanh bởi những doanh nghiệp lâu đời, nổi tiếng về những dây chuyền sản xuất có độ chính xác và tinh thần đổi mới sáng tạo cao như Rolex, Omega, SIPBB có vị trí rất hấp dẫn với nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong khuôn viên trải rộng 15.500m2, SIPBB tạo lập những không gian nghiên cứu và phát triển công nghệ, không gian sản xuất mẫu hàng loạt, không gian văn phòng và không gian gọi vốn, mời đầu tư dành cho các startup. Kết hợp với môi trường đại học và khu vực tư nhân kế bên khuôn viên, SIPBB đã tối ưu hóa được nguồn lực của mình, tạo môi trường cho các startup phát triển cả về công nghệ lẫn mô hình kinh doanh.
Với quy trình hoạt động khoa học và nghiêm ngặt, SIPBB được ví như một cỗ máy sống động, tạo ra một sân chơi để các startup, các nhà nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp tư nhân không ngừng kết nối và sáng tạo.
Ngoài khu vực văn phòng phục vụ các doanh nghiệp và các startup, SIPBB tập trung vào ba hoạt động chính:
Đầu tiên là nhà máy thông minh (smart factory) nơi thử nghiệm và trình diễn công nghiệ 4.0 đầu tiên ở Thụy Sĩ. Đây là không gian mở để các công ty khởi nghiệp và các công ty lớn có thể tham gia đánh giá và lựa chọn công nghệ trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, với sự tham gia của các kỹ sư đầu ngành, trung tâm sản xuất tiên tiến là khu vực phục vụ đồng thời những doanh nghiệp muốn tìm hiểu về công nghệ cũng như các doanh nghiệp muốn khắc phục sự cố và tìm giải pháp cho các dự án đang thực hiện.
Thứ ba, trung tâm công nghệ pin Thụy Sĩ cung cấp cơ sở thử nghiệm, các dịch vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng, tạo nguyên mẫu (protocol) để sản xuất và lưu trữ năng lượng theo nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn. Công nghệ pin là một trong những công nghệ quan trọng nhất hiện nay. Và trong thập kỷ tới, cách con người trên thế giới sử dụng pin sẽ thay đổi mạnh mẽ.
Trên cơ sở này, SIPBB sẽ tập trung triển khai những giải pháp kết hợp giữa sản xuất thông minh (smart manufacturing) và công nghệ sạch (Clean Technology). Đây cũng là mô hình SIPBB đề xuất áp dụng trong kế hoạch xây dựng Công viên đổi mới sáng tạo tại Hà Nội trong thời gian tới.
Sứ mệnh của SIPBB là thu hẹp khoảng cách giữa hoạt động R&D và hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Đồng thời, SIPBB cũng mong muốn đem đến sứ mệnh này cho công viên đổi mới sáng tạo của Hà Nội trong thời gian tới.
Áp dụng trong mô hình công viên đổi mới sáng tạo tại Hà Nội
Theo ông Thomas Gfeller, trong xu hướng sản xuất, kinh doanh bền vững của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, năng lượng sạch là vô cùng cần thiết. Vì vậy, SIPBB đề xuất rằng năng lượng nên là lĩnh vực mà công viên đổi mới sáng tạo của Hà Nội nên bắt nguồn và tập trung.
Theo đó, trung tâm của công viên đổi mới sáng tạo sẽ là một nhà máy thông minh (smart factory), với những cơ sở nghiên cứu và sản xuất. Đây là nơi những nhà cung cấp và doanh nghiệp có thể đến khảo sát công nghệ, gặp gỡ và hợp tác kinh doanh. Bên cạnh đó, để hoàn thiện và phát triển vấn đề năng lượng, trong khuôn viên của công viên đổi mới sáng tạo này sẽ có một cơ sở nghiên cứu và sản xuất pin năng lượng sạch.
Từ hai cơ sở ban đầu này, công viên đổi mới sáng tạo của Việt Nam có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ pin công nghiệp với nhiều ứng dụng trong đời sống.
Việt Nam đã nhận được nhiều khoản đầu tư quốc tế khuyến khích phát triển thị trường xe điện (EV) và đây cũng là một thị trường được dự báo rất tiềm năng đối với nền kinh tế trong tương lai. Vì vậy, Việt Nam có thể xem xét áp dụng mô hình nghiên cứu về công nghệ pin, hay sản xuất những trạm sạc xe điện tại nhà tại Biel cho công viên đổi mới sáng tạo của mình.
Tương tự các mô hình công viên đổi mới sáng tạo tại Thụy Sĩ và trên thế giới, công viên đổi mới sáng tạo tại Hà Nội sẽ nằm kế cận các trường đại học có ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp, nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu và phát triển của hệ thống.
Bên cạnh đó, SIPBB cũng hy vọng rằng dự án này sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ và sự tham gia, đầu tư của các khu vực tư nhân, nhằm tạo đà cho công viên đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong thời gian đầu hoạt động. Và với một kế hoạch rõ ràng và đầy đủ, mô hình này có thể thu hút được ngày càng nhiều SMEs trong tương lai. Tam giác chính phủ, doanh nghiệp và trường học luôn là nền tảng tốt nhất cho sự phát triển của hoạt động đổi mới sáng tạo của các quốc gia.
Ông Thomas Gfeller bày tỏ: “BK Holdings là một hệ thống doanh nghiệp rất có tiềm lực cả về con người, tầm nhìn và khả năng. Hợp tác cùng với BK Holdings, SIPBB có cơ hội tiếp xúc và làm việc với những nhân tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp tại nước sở tại: các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân, các trường đại học và các doanh nghiệp startup tại Việt Nam. Với hai công viên đổi mới sáng tạo của hai tổ chức, chúng ta có hai nhà máy thông minh, và sự phát triển của mỗi chúng ta sẽ thúc đẩy sự phát triển chung.
Công viên đổi mới sáng tạo Biel/Bienne thành lập từ năm 2012. Là một công ty tư nhân, nhưng chúng tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Thụy Sĩ từ khi mới thành lập. Và cho đến 2 năm trước, chúng tôi đã chính thức không nhận sự hỗ trợ của chính phủ. Tôi luôn cho rằng đối những doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, cần một cú hích từ chính phủ trong thời gian đầu. Nhưng sau đó, chúng ta cần tăng tốc và tạo ra những giá trị riêng. Đó là điều tôi mong muốn được nhìn thấy ở công viên đổi mới sáng tạo tại Hà Nội, trong thời gian tới”.
Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là: “Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”. Đây là chủ đề nhằm tôn vinh hoạt động đổi mới sáng tạo của nữ giới, đồng thời khuyến khích phụ nữ tìm hiểu và ứng dụng hiệu quả các công cụ sở hữu trí tuệ.
Để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mang tính bền vững và đồng bộ thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự vào cuộc của khu vực công đến từng cán bộ, công chức, viên chức là một yếu tố then chốt.
Đổi mới sáng tạo là hoạt động mang lại giá trị kinh tế lớn nhất cho nền kinh tế. Vậy đâu là những sự kiện đổi mới sáng tạo về khoa học công nghệ nổi bật, mang sức ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế, xã hội của Việt Nam trong năm 2022?
Tháng 5/2022, Viettel có thêm 2 bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nâng tổng số bằng sáng chế tại thị trường này lên 12. Đây là hai bằng sáng chế thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu, có ý nghĩa quan trọng đối với Viettel nói riêng và an ninh quốc phòng toàn dân nói chung.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.