Được định giá 235 tỷ USD nhưng thương hiệu Việt vẫn chưa được khai thác hiệu quả

Quỳnh Chi Thứ năm, 18/04/2019 - 09:52

Dù Việt Nam xếp trong nhóm thương hiệu mạnh trên thế giới nhưng chỉ có ít sản phẩm được biết đến rộng rãi và nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt còn đang được định giá ở mức khiêm tốn.

Thương hiệu “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh

Hiện nay, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia. Trên thế giới, đã có hơn 80 nước đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), sau 16 năm thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như chìa khoá giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng đều qua các thời kỳ. Cụ thể, năm 2008 có 30 doanh nghiệp, năm 2010 có 43 doanh nghiệp, năm 2016 có 88 doanh nghiệp và con số này trong năm 2018 là 97 doanh nghiệp.

Tỷ phú cũng là 'thương hiệu quốc gia'

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 được Tổ chức Brand Finance công bố, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Vị trí của thương hiệu được cải thiện 2 bậc trên bảng xếp hạng, lên thứ 43.

Dù đạt thứ hạng cao, song PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia đang là yêu cầu cấp bách khi hàng Việt vẫn chủ yếu ở dạng xuất khẩu thô, gia công và xuất khẩu với thương hiệu của nước ngoài.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận mặc dù sức lan toả thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp đã rõ nét hơn song vẫn còn hạn chế, Việt Nam vẫn chưa có nhiều cái tên uy tín của riêng mình.

Ông Nghĩa lý giải, những giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia đều xuất phát và được khai thác từ góc độ doanh nghiệp, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi thương hiệu là công cụ để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc thiếu quyết liệt trong xây dựng và quản trị thương hiệu vẫn đang một điểm yếu.

Ngoài ra, chưa có biện pháp hỗ trợ thực sự cho phát triển thương hiệu Việt. Nguồn lực cho đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác quảng bá, xúc tiến chưa làm một cách toàn diện và đồng bộ.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, sau mỗi thương hiệu thành công là một câu chuyện thành công, song vẫn chưa có nhiều thành công được biết đến. 

Do đó, nên làm việc với cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội nhiều hơn, lấy ý tưởng của họ để tìm ra sáng kiến, cùng xây dựng thương hiệu quốc gia.

Chia sẻ kinh nghiệm đưa thương hiệu "made in Italy" xếp thứ 3 thế giới về độ bao phủ chỉ sau Coca-Cola và Visa, Trưởng ban Kinh tế và thương mại, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội Antonino Tedesco nhận định, Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu quốc gia nhờ sự tham gia của các nguồn lực khác, không nhất thiết từ nguồn lực của doanh nghiệp Việt, người Việt.

Ông Antonino Tedesco cho rằng, cần có sự ưu tiên thị trường và mặt hàng trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia. Khó khăn nhất là gìn giữ và bảo vệ thành quả từ xúc tiến và quảng bá, tránh việc sản phẩm bị làm giả, làm nhái trên thị trường. Do đó, cần gìn giữ và tiếp tục phát huy chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường. 

"Có thể hơi sớm với Việt Nam trong giai đoạn này để nghĩ về bảo vệ thương hiệu nhưng không bao giờ là quá sớm để nghĩ đến khi đang trong quá trình xây dựng và xúc tiến", ông Antonino Tedesco khẳng định.

Để nâng cao thế mạnh của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo một chiến lược quảng bá đồng bộ, nhất quán và chuyên tghiệp về thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới, ông Phú cho biết, Bộ Công thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Khi thực hiện các chiến lược liên quan đến trải nghiệm khách hàng, do không hề có ưu tiên nên nhiều thương hiệu không tạo được chỗ đứng trong tâm trí của họ.
Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Khi thực hiện các chiến lược liên quan đến trải nghiệm khách hàng, do không hề có ưu tiên nên nhiều thương hiệu không tạo được chỗ đứng trong tâm trí của họ.
Thương hiệu thời trang Việt tự tin cạnh tranh với Zara, H&M

Thương hiệu thời trang Việt tự tin cạnh tranh với Zara, H&M

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Quân Ngọc, đồng sáng lập hãng thời trang dành cho nam giới Haberman, sự đổ bộ của các nhãn hiệu quốc tế như Zara, H&M hay Uniqlo sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành thời trang Việt.

Cách nào để xây dựng một thương hiệu 'biết thở như một con người'?

Cách nào để xây dựng một thương hiệu 'biết thở như một con người'?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Yếu tố kỹ thuật số không nên và không thể thay thế con người. Sự tương tác giữa con người với con người vẫn luôn đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông thương hiệu.

Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu

Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Doanh số của một công ty thường tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông nhưng tỷ lệ theo cấp số nhân hay số cộng lại phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả truyền thông thương hiệu

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Theo ông Shanmuga Retnam, Giám đốc điều hành AiCM, Tổ chức Fundacion Metropoli (chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu), dù có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hoàn hảo nhưng lơ đãng trong quản lý các điểm tiếp xúc với khách hàng thì toàn bộ chiến lược đó sẽ đổ bể.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  31 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.