Leader talk

EVFTA: Đường cao tốc nối Việt Nam với Âu châu

Đức Anh Thứ sáu, 28/06/2019 - 17:18

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định minh bạch, nâng cao quản trị doanh nghiệp là hai yếu tố cần thiết để gia tăng năng lực cạnh tranh giữa bối cảnh các hiệp định thương mại đã và sẽ diễn ra.

Điều quan trọng nhất ở thị trường EU không chỉ nằm ở kim ngạch xuất khẩu hay giá trị đầu tư mà chính là ở chất lượng của dòng chảy này. Ảnh: iStock/Getty Images

Hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), đã chính thức được thông qua mới đây, mở đường cho sự ký kết vào Chủ Nhật tới (30/6) tại Hà Nội.

Chia sẻ với báo chí bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhận định hành trình tiến tới việc ký kết là hành trình gian nan, từ quá trình chuẩn bị đàm phán, thực hiện đàm phán tới thúc đẩy rà soát các văn bản và sau đó là phê chuẩn.

“Là người tham gia trực tiếp vào hành trình này, từ hiến kế, thúc đẩy quá trình đàm phán cũng như vận động đối với Nghị viện châu Âu và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, thực sự tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi được tin hiệp định sẽ được kí kết vào cuối tháng này”, ông Lộc cho biết.

Châu Âu là một trong những trái tim của kinh tế thế giới, là thị trường vô cùng lớn, nơi khởi nguồn của những công nghệ hàng đầu, là trung tâm khai sinh ra các chuỗi giá trị toàn cầu và cũng là một trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo toàn cầu.

Vị Chủ tịch VCCI nhận định việc khai thông được mối quan hệ với thị trường này, thiết lập nền tảng thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) là xây dựng được một tuyến đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam với trung tâm kinh tế, khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.

Điều này được nhận định một mặt mở ra cơ hội thị trường xuất khẩu cho Việt Nam với khả năng tăng gấp đôi, gấp ba giá trị trong tương lai sau khi hiệp định được ký kết. Viễn cảnh tốt đẹp cũng có khả năng diễn ra với việc thu hút đầu tư từ khu vực này và “là triển vọng không xa”.

Theo ông Lộc, điều quan trọng nhất ở thị trường EU không chỉ nằm ở kim ngạch xuất khẩu hay giá trị đầu tư mà chính là ở chất lượng của dòng chảy này.

“Bởi chúng ta có cơ hội xuất khẩu sang thị trường tương đối khó tính, có mức thu nhâp cao thì chúng ta có khả năng xuất khẩu những sản phẩm với giá cả cao hơn, có hiệu quả xuất khẩu lớn hơn. Điều quan trọng nhất là giá trị gia tăng mà nền kinh tế Việt Nam có được từ điều đó và lợi nhuận mà các doanh nghiệp Việt có được”, đại diện VCCI giải thích.

Ngoài ra, trong quá trình làm ăn đối với các đối tác châu Âu – đối tác bao gồm các nền kinh tế dẫn dắt thế giới về các chuẩn mực như thương mại, quản trị, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện nâng cấp hơn.

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: “Chơi với người khổng lồ, chơi với người ở chuẩn mực cao thì sẽ phải nâng cấp mình lên và mình sẽ trở thành những doanh nghiệp hiện đại. Đấy là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

Sự tham gia và cam kết với thị trường EU khi vươn tới những chuẩn mực hàng đầu thế giới vừa là áp lực nhưng cũng là cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế trong nước.

EVFTA: Đường cao tốc nối Việt Nam với trung tâm kinh tế hàng đầu
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tại VBF giữa kỳ 2019. Ảnh: Quốc Tuấn

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết khu vực tư nhân hiện đóng góp khoảng 40% GDP nhưng trong đó, chưa đầy 10% được đóng góp bởi tư nhân trong nước và 30% còn lại đến từ các hộ kinh doanh.

Đây hiện là khu vực không chính thức, chưa đảm bảo sự minh bạch cũng như chưa tiếp cận được các chuẩn quản trị của thế giới, dẫn tới năng suất thấp và hiệu quả chưa cao.

Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, khu vực doanh nghiệp đó cũng phải đương đầu với cạnh tranh ngay trên sân nhà và muốn thành công, “họ cũng phải vươn ra thế giới”.

Những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được nhận định là chủ thể của kinh tế thế giới trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay. Do đó, việc nâng cấp khu vực này là yêu cầu rất cấp bách, bao gồm cả khu vực doanh nghiệp có đăng kí theo luật doanh nghiệp và khu vực hộ kinh doanh.

Chủ tịch VCCI cho biết theo khảo sát về năng lực quản trị trong 6 nước ASEAN hàng đầu, năng lực quản trị của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam xếp thứ 6, “tức là chúng ta đội sổ”.

Ngay cả các doanh nghiệp niêm yết – những doanh nghiệp hàng đầu về năng lực quản trị, minh bạch vẫn xếp hạng thấp thì có nghĩa rằng bộ phận còn lại lại càng thấp.

Chính vì vậy, nhu cầu về nâng cấp hệ thống quản trị, kể cả các doanh nghiệp đăng kí theo luật doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, đang trở thành nhu cầu quan trọng và một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của việc nâng cấp là phải minh bạch hóa.

Điều này giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang dần có hiệu lực.

“Khi chúng ta chơi với các thị trường như Mỹ, EU hay Nhật Bản thì không thể chơi kiểu tù mù được mà phải chơi kiểu chuyên nghiệp”, ông Lộc nhấn mạnh.

Ngay cả Trung Quốc – thị trường dễ tính bậc nhất với Việt Nam thời gian qua còn đòi hỏi tuân thủ những tiêu chuẩn cao, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ không có cơ hội thị trường nếu như không minh bạch, không đạt được những chuẩn mực về quản trị, về phát triển bền vững.

Nhìn lại thương mại Việt Nam - EU gần một thập kỷ qua

Nhìn lại thương mại Việt Nam - EU gần một thập kỷ qua

Tiêu điểm -  5 năm
Với EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm cú huých lớn giữa bối cảnh đà tăng tích cực trong gần 10 năm qua.
Nhìn lại thương mại Việt Nam - EU gần một thập kỷ qua

Nhìn lại thương mại Việt Nam - EU gần một thập kỷ qua

Tiêu điểm -  5 năm
Với EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm cú huých lớn giữa bối cảnh đà tăng tích cực trong gần 10 năm qua.
Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Tiêu điểm -  5 năm

Với tỷ lệ 100% các đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan.

World Bank đánh giá chi tiết tác động của hiệp định CPTPP đến kinh tế Việt Nam

World Bank đánh giá chi tiết tác động của hiệp định CPTPP đến kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".