Doanh nghiệp
Fecon nợ tiền bảo hiểm và nghịch lý doanh nghiệp đầu tư công
Nhận các gói thầu quy mô ngàn tỷ đồng, song Fecon lại đang nợ tiền bảo hiểm cho người lao động 3 tỷ đồng. Nghịch lý này phần nào phản ánh bức tranh tài chính không thuận lợi của các doanh nghiệp đầu tư công.
Mới đây, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội đã thông báo Công ty Cổ phần Fecon và một loạt các công ty con thuộc hệ sinh thái Fecon chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Số liệu tính đến hết 31/8/2023 cho thấy nhóm công ty thuộc Fecon đang nợ tiền bảo hiểm của người lao động khoảng 3 tỷ đồng.
Báo cáo quý 2 của Fecon ghi nhận tại ngày 30/6/2023, doanh nghiệp có khoản nợ phải trả người lao động là 23,2 tỷ đồng; quỹ khen thưởng phúc lợi 9,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ thuế và các khoản nộp nhà nước là 41,2 tỷ đồng.
Fecon nợ tiền bảo hiểm trong bối cảnh doanh nghiệp này liên tiếp trúng thầu các gọi dự án mới. Tháng 8, doanh nghiệp này công bố trúng thầu thêm 5 dự án mới với tổng giá trị lên tới 537 tỷ đồng.
Nếu tính cả các dự án đã nhận thư trao thầu, lũy kế từ đầu năm đến nay, Fecon ghi nhận tổng cộng 1.567 tỷ đồng tại các dự án chủ yếu trong mảng xây dựng công nghiệp và xây dựng hạ tầng. Dự kiến trong 5 tháng cuối năm, Fecon sẽ tiếp tục ký hợp đồng từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng trong danh mục các dự án đang và sẽ đấu thầu.
Trúng các gói thầu quy mô ngàn tỷ đồng, song Fecon lại đang nợ tiền bảo hiểm cho người lao động 3 tỷ đồng. Nghịch lý này phần nào phản ánh bức tranh tài chính không thuận lợi của các doanh nghiệp đầu tư công.
Để triển khai được những dự án đầu tư công quy mô lớn, đặc thù của các doanh nghiệp ngành này là đòn bẩy cao, vay nợ lớn. Báo cáo tài chính quý 2/2023 của Fecon cho thấy công ty lỗ ròng gần 1,5 tỷ đồng do gánh nặng lãi vay.
Nửa đầu năm, Fecon vay nợ tài chính ngắn hạn trên 2.000 tỷ đồng, vay nợ tài chính dài hạn gần 1.000 tỷ đồng. Vay nợ nhiều trong khi lãi suất vẫn neo cao kể từ cuối năm 2022 dẫn tới chi phí lãi vay phát sinh tăng vọt. Riêng chi phí lãi vay phải trả trong quý 2 của Fecon là hơn 70 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước đó.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, chi phí lãi vay của công ty gần 140 tỷ đồng, tăng hơn 40%. Theo giải trình của ban lãnh đạo Fecon, đây là yếu tố chính ăn mòn lợi nhuận công ty. Công ty báo lãi chỉ 1,2 tỷ đồng nửa đầu năm, gần như không đáng kể nếu so với quy mô tài sản hơn 7.500 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, giải ngân đầu tư công là một trong những lĩnh vực được Chính phủ tập trung đẩy mạnh như là một chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng.
Các doanh nghiệp đầu tư công được hưởng lợi khá lớn từ động thái này, khi nhiều doanh nghiệp công bố trúng nhiều gói thầu lớn, quy mô hàng trăm, thậm chí cả nghìn tỷ đồng. Mặc dù vậy, bức tranh tài chính của các doanh nghiệp này lại không mấy khởi sắc.
Công ty Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu về đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực hầm đường bộ. Những dự án làm nên thương hiệu của Đèo Cả có thể kể đến như: Hầm đường bộ Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân) có tổng mức đầu tư hơn 21.612 tỷ đồng; các tuyến cao tốc với hàng loạt công trình trọng điểm như: Trung Lương - Mỹ Thuận, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng...
Gần đây, liên danh Đèo Cả trúng thầu gói số 6.12 “Thi công xây dựng và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2” của dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Ước tính, Đèo Cả đang triển khai những gói thầu lớn với quy mô lên đến hơn 15.000 tỷ đồng.
Những gói thầu lớn giúp Đèo cả có một quý II kinh doanh đột biến với lợi nhuận quý cao nhất kể từ khi niêm yết. Mặc dù vậy, tình trạng vay nợ của doanh nghiệp này cũng bị đẩy lên mức rất cao.
Tính tới cuối quý 2, tổng vay và nợ thuê tài chính của Đèo Cả ghi nhận hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm 73% tổng nợ phải trả và hơn gấp đôi so với quy mô vốn chủ sở hữu công ty. Trong số này, chỉ riêng một ngân hàng đã tài trợ cho Đèo Cả hơn 19.000 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay dài hạn 3-5 năm.
Các hợp đồng vay của Đèo Cả với các ngân hàng được đảm bảo chủ yếu bằng quyền thu phí các dự án BOT, ngoài ra còn có phần vốn gốp, quyền sử dụng nhà, cà vẹt xe ôtô.
Cũng tương tự Fecon, sử dụng đòn bẩy tài chính lớn khiến chi phí lãi vay của phải trả của Đèo Cả tăng lên rất cao. Riêng 6 tháng đầu năm, công ty phải trả lãi vay hơn 300 tỷ đồng.
Tình trạng vay nợ lớn cũng xảy ra tương tự với các doanh nghiệp đầu tư công khác như Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ Thuật TP.HCM (CII), Công ty Lizen (LCG) hay Tập đoàn Cienco 4 (C4G)…
“Gánh nặng lãi vay có thể bóp nghẹt sự hồi sinh”. Đó là nhận định của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam khi nói về tình trạng các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư công.
Thống kê của KIS ghi nhận, các khoản vay đắt đã góp phần khiến lợi nhuận giảm sút và chi phí lãi vay của một số doanh nghiệp đầu tư công niêm yết đã vượt qua cả lợi nhuận gộp. Một số doanh nghiệp, như Cienco 4, tỷ trọng chi phí nợ vay đã tăng tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gánh nặng lãi vay khiến các ông lớn trong ngành không chỉ bị giảm lợi nhuận mà một số còn bị chịu lỗ. Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 bất ngờ báo lỗ hơn 38 tỷ đồng trong quý II vừa qua, với nguyên nhân chính đến từ chi phí lãi vay tăng cao.
Nhóm phân tích đánh giá, đối với các nhà phát triển cơ sở hạ tầng, lợi ích từ việc tăng chi tiêu đầu tư công vẫn chưa đáng kể. Nếu không tiếp cận được các khoản vay và vật liệu rẻ hơn, khó có thể kết luận rằng các doanh nghiệp ngành này có thể lấy lại đà tăng trưởng trong ngắn hạn.
Không nên quá kỳ vọng vào đầu tư công
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.