Phát triển bền vững

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Phạm Sơn Thứ bảy, 12/03/2022 - 17:29

Khoảng gần 6,5 tỷ USD là tổng mức đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 – 2020 của 29 tỉnh thành và 6 bộ.

Con số trên là kết quả báo cảo Rà soát đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam (CPEIR) mới được công bố của Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam.

Khoản đầu tư này tương ứng với khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm cho cả giai đoạn, chưa tính đến đầu tư từ các bộ, ngành và địa phương khác nằm ngoài danh sách nghiên cứu của báo cáo.

Tính riêng cấp tỉnh, thành phố, chi tiêu công cho biến đổi khí hậu đã tăng khoảng 53%, từ khoảng 700 triệu USD năm 2016 lên đến khoảng 1,1 tỷ USD năm 2020. Khoảng từ 16 – 20% tổng ngân sách tỉnh, thành phố là dành cho biến đổi khí hậu, chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực mang tính can thiệp cụ thể, thiết thực như lương thực, nước biến dâng, phục hồi rừng…

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Bộ Giao thông vận tải chiếm 86% của con số 6,5 tỷ USD nói trên, chủ yếu chi cho các dự án lớn về hạ tầng như thủy lợi, giao thông, giảm phát thải khí nhà kính… So với địa phương, hoạt động liên quan tới biến đổi khí hậu của các bộ thiên nhiều hơn về các khía cạnh nghiên cứu, công nghệ.

Khoảng 70% ngân sách chi biến đổi khí hậu của các bộ và 90% ngân sách các tỉnh sử dụng cho mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, điều này phù hợp với ưu tiên chính sách của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua, khi biến đổi khí hậu tạo ra ảnh hưởng ngày càng rõ rệt.

Biến đổi khí hậu kéo thất thoát kinh tế 'nhảy vọt' 13 lần

Khẳng định vẫn còn nhiều dư địa để “tăng cường sự gắn kết giữa các kế hoạch cấp tỉnh và ngân sách cho biến đổi khí hậu”, nhóm chuyên gia thực hiện nghiên cứu đưa ra 4 nhóm hàm ý chính sách.

Thứ nhất, lồng ghép các kế hoạch, dự án về biến đổi khí hậu vào một kế hoạch hành động tổng thể hàng năm của bộ, ngành và các địa phương. Theo đó, các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu đan xen trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy khó đưa ra được định hướng phân bổ ngân sách nếu không có một kế hoạch chung.

Về dài hạn, kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu cần được lồng ghép vào mục tiêu chiến lược của ngành (đối với các bộ) và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (đối với các địa phương).

Thứ hai, theo dõi, báo cáo một cách có hệ thống về chi ngân sách nhà nước cho biến đổi khí hậu. Theo báo cáo, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ trước quốc tế về các mục tiêu cắt giảm khí thải và chống biến đổi khí hậu. Vì vậy, các báo cáo về chi tiêu cho biến đổi khí hậu một cách có hệ thống là điều đặc biệt cần thiết để theo dõi những cam kết này.

Thứ ba, sử dụng hiệu quả rà soát của báo cáo CPEIR, bao gồm việc thực hiện báo cáo CPEIR thường xuyên, định kỳ; tập trung phân tích điều chỉnh mối liên kết giữa ngân sách với chính sách của các lĩnh vực có tiềm năng và mang lại hiệu quả cao về biến đổi khí hậu.

CPEIR có thể là cơ sở quan trọng để chuẩn bị, điều chỉnh và bổ sung ngân sách hàng năm chi cho biến đổi khí hậu phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc thông báo sử dụng các công cụ tài chính; xây dựng cơ sở huy động, đa dạng hóa nguồn vốn; thiết lập cơ sở nâng cao sự tham gia của người dân.

Cuối cùng, tăng cường nhận thức và năng lực về chính sách và tài chính cho biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc theo dõi chi tiêu công cho biến đổi khí hậu cũng cần được tăng cường.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều