Bất động sản
Giai đoạn vàng của bất động sản công nghiệp Việt Nam
Theo đánh giá của Cushman & Wakefield Việt Nam, 2022-2023 sẽ là giai đoạn vàng cho thị trường bất động sản công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Năm 2021, biến thể Covid-19 mới bùng nổ đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế và hoạt động công nghiệp Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu.
Theo đó, số liệu thống kê cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, với tổng giá trị đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ, nhờ các hiệp định thương mại tự do đã được thông qua trước đó.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2021 đạt hơn 31,1 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 6,1 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký; Nhật Bản với gần 2,8 tỷ USD, chiếm 18,3%.
Dòng vốn FDI đến từ cả vốn đăng ký mới và tăng vốn. Điều này thể hiện cam kết vững chắc và niềm tin tích cực của các nhà đầu tư vào triển vọng thị trường công nghiệp Việt Nam.
Đáng chú ý, dòng vốn FDI giờ đây không chỉ tập trung vào các khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, mà còn lan rộng ra các khu vực đầy tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Việc các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng mạnh đã khiến thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển khả quan.
Báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, tổng nguồn cung đất công nghiệp tại TP.HCM vẫn ổn định ở mức xấp xỉ 2.500ha. Tỷ lệ lấp đầy không đổi so với quý trước và tăng nhẹ 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 87%.
Với tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, gia tăng các hiệp định thương mại tự do, lực lượng lao động trẻ, chính sách ưu đãi đầu tư và vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã thực hiện quyết liệt chính sách quan trọng “Thích ứng an toàn với Covid-19”, thay vì “Zero Covid-19” nhằm hỗ trợ cho thị trường công nghiệp có những diễn biến tích cực.
Bên cạnh đó, giá thuê trên thị trường tiếp tục có xu hướng tăng. Giá chào thuê trung bình tại TP.HCM đạt hơn 4,3 triệu đồng/m2/kỳ, tương đương 186USD/m2/kỳ, tăng 1% so với quý trước và 3% theo năm, chủ yếu do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng.
Giá thuê TP.HCM vẫn xếp hạng cao nhất trên toàn quốc, cao hơn 31% so với Hà Nội, 35% so với Long An, 72% so với Bình Dương, 79% so với Đồng Nai và gần gấp đôi mức giá tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tương tự, tại thị trường Hà Nội, tổng diện tích đất công nghiệp vẫn ở mức hơn 1.800ha, không đổi so với quý trước và theo năm. Tỷ lệ lấp đầy giữ ổn định so với quý trước nhưng tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 89%.

Các dự án hiện tại đều đã được lấp đầy hoặc có diện tích cho thuê hạn chế. Với những ưu đãi của Chính phủ, chi phí lao động cạnh tranh, môi trường chính trị ổn định, triển vọng kinh tế tích cực và các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, Việt Nam đã trở nên được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang di chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Giá chào thuê trung bình tại Hà Nội đạt gần 3,3 triệu đồng/m2/kỳ, tương đương 142USD/m2/kỳ, giữ ổn định so với quý trước nhưng tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái do giá thuê tăng tại các khu công nghiệp hiện hữu với quỹ đất cho thuê hạn chế.
Giá thuê đất công nghiệp bình quân tại Hà Nội vẫn cao nhất so với các tỉnh phía Bắc, cao hơn Hưng Yên 71%, và cao hơn Hải Phòng và Bắc Ninh lần lượt là 48% và 50%.
Theo dự báo từ Cushman & Wakefield, trong dài hạn, nhiều công ty đang tìm giải pháp thiết kế lại chuỗi cung ứng của họ. Một số nhà sản xuất đã bắt đầu mở rộng hoạt động tại các thị trường mới để giúp đa dạng hóa sản xuất. Các thị trường phát triển có thể sẽ được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các yếu tố, 'nhiệm vụ then chốt' của chuỗi cung ứng.
Xét trên bình diện rộng hơn, sự tăng trưởng thương mại nội vùng ở châu Á, người tiêu dùng trong khu vực sẽ tiêu thụ nhiều hàng hóa được sản xuất tại khu vực hơn, sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng sản xuất và hậu cần.
Giai đoạn sắp tới vào năm 2022- 2023 sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp.
TP.HCM khan hiếm đất công nghiệp
Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2022
Các nhà đầu tư lớn vẫn đang rất lạc quan vào sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cuối năm 2021 và cả trong năm 2022.
Bức tranh trái ngược giữa hai thị trường bất động sản công nghiệp Bắc - Nam
Trong khi thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc tiếp tục sôi động về cả nguồn cung và tỷ lệ lấp đầy thì tại miền Nam, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề.
Bất động sản công nghiệp vẫn sôi động
Trước làn sóng Covid-19 thứ tư đang khiến một số nhà máy phải đóng cửa tạm thời, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản công nghiệp
Các giao dịch bán - tái thuê đang là một hình thức kinh doanh mới, nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư bất đông sản công nghiệp.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu
Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.
Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Đan Mạch
Đường bay TP.HCM – Copenhagen sẽ được khai thác ba chuyến mỗi tuần bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại Boeing 787-9 Dreamliner.
Giá vàng hôm nay 16/6, tăng ngay khi mở cửa, dự báo còn tăng tiếp
Giá vàng hôm nay 16/6 tăng tiếp 200-700 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần này phần lớn đều nghiêng về tăng.
Phân bón DAP Hàn Quốc khiến ngành rau quả thiệt hại hàng tỷ USD?
Phân bón DAP nhập khẩu từ Hàn Quốc bị một doanh nghiệp phản ánh chứa dư lượng cadimi cao gấp hơn hai lần so với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.