Giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất 'ì ạch'

An Chi Thứ sáu, 01/07/2022 - 16:14

Tỷ lệ ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm 2022 ước đạt chỉ hơn 27%, con số rất thấp so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Tỷ lệ ước giải ngân 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,75% kế hoạch

Bộ Tài chính vừa có công văn báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 5 tháng, ước thực hiện 6 tháng kế hoạch năm 2022.

Theo đó, về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022, báo cáo cho biết, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2022 là 110.130 tỷ đồng, đạt 18,8% kế hoạch (585.655 tỷ đồng) và đạt 20,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (542.105 tỷ đồng). 

Cùng kỳ năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công đạt 22,97% kế hoạch và đạt 25,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, vốn trong nước là 107.946 tỷ đồng (đạt 19,60% kế hoạch giao là 550.855 tỷ đồng). Vốn nước ngoài là 2.184 tỷ đồng (đạt 6,28% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).

VDSC: Tăng tốc đầu tư công sẽ là động lực chính thúc đẩy ngành xây dựng

Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2022 là 150.415 tỷ đồng, đạt 25,68% kế hoạch (đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Cùng kỳ năm 2021 đạt 26,23% kế hoạch và đạt 29,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, vốn trong nước là 147.418 tỷ đồng (đạt 26,76% kế hoạch và đạt 29,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Vốn nước ngoài là 2.996 tỷ đồng (đạt 8,61% kế hoạch).

Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước giải ngân 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (29,02%). Trong đó vốn trong nước đạt 29,06% (cùng kỳ năm 2021 đạt 31,75%), vốn nước ngoài đạt 8,61% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,37%).

Có 07 bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (71,55%); Ngân hàng phát triển (49,42%), Ngân hàng Chính sách xã hội (48,3%), Phú Thọ (51,13%), Lâm Đồng (47,68%), Bình Thuận (45,06%), Ninh Bình (43,88%), Tiền Giang (42,7%).

Có 40/51 Bộ và 25/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%, trong đó có 25 Bộ và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% (trong đó 04 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn).

Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xử lý ngay những tồn tại, hạn chế (thuộc thẩm quyền xử lý của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương), kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất phương án cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu tư nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 để bổ sung cho cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần vốn.

Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công cần được đề cao. Các địa phương rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt; chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư.

Trước đó, về câu chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho rằng, đây không phải vấn đề mới. Chậm giải ngân vốn đầu tư công đã được nhìn nhận từ nhiều năm qua, tuy nhiên, vẫn chưa được khắc phục một cách toàn diện. 

Ông Hưng chỉ ra bốn lý do khiến vốn đầu tư công bị giải ngân chậm. Thứ nhất là công tác chuẩn bị đầu tư của các bộ, ngành, địa phương đối với các dự án là yếu, thể hiện ở chỗ dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không được các bộ ngành, địa phương phân bổ được hết ngay từ đầu năm mà phân bổ nhiều lần trong năm.

"Đến thời điểm hiện nay theo theo dõi của chúng tôi vẫn còn 11 bộ và 17 địa phương chưa phân bổ hết dự toán năm 2022 như Thủ tướng giao. Cái yếu trong khâu dự toán sẽ dẫn đến vấn đề chậm chạp trong khâu thực hiện, vướng vấn đề này vấn đề kia", ông Hưng nói.

Thứ hai là vấn đề về giải phóng mặt bằng. Trong thời gian qua giá nhà đất ở một số địa phương tăng mạnh. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vụ việc liên quan đến đất đai khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc.

Thứ ba là giá cả nguyên vật liệu tăng cao, điều này khiến nhiều chủ đầu tư thậm chí bỏ cọc để không bị lỗ gây ảnh hưởng đến tiến độ của rất nhiều dự án.

Cuối cùng vẫn là khâu tổ chức thực hiện vẫn là một khâu yếu. Cùng một mặt bằng thể chế nhưng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân rất tốt nhưng cũng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân kém hơn.

Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công

Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  2 năm
Hai tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công

Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  2 năm
Hai tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp -  2 năm

Trong dài hạn, tăng trưởng của ngành xây dựng được kỳ vọng vào nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư tại Việt Nam. Khi tiến độ đầu tư công đạt kế hoạch và các nút thắt của thị trường bất động sản được tháo gỡ, dư địa tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng sẽ được rộng mở.

Đâu là lý do giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Đâu là lý do giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Tiêu điểm -  2 năm

Chậm chạp trong công tác thực hiện, ách tắc trong giải phóng mặt bằng và giá đất đai, nguyên vật liệu tăng cao là những nguyên nhân chính khiến chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Doanh nghiệp xây dựng, hạ tầng đón chờ sóng đầu tư công

Doanh nghiệp xây dựng, hạ tầng đón chờ sóng đầu tư công

Doanh nghiệp -  2 năm

Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2022 sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng năm nay. Các nhà thầu đã chứng minh được năng lực thi công và đang thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm sẽ đươc hưởng lợi chính từ làn sóng này.

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Khoảng gần 6,5 tỷ USD là tổng mức đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 – 2020 của 29 tỉnh thành và 6 bộ.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  45 phút

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  1 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  3 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.