Tiêu điểm
Đâu là lý do giải ngân vốn đầu tư công chậm?
Chậm chạp trong công tác thực hiện, ách tắc trong giải phóng mặt bằng và giá đất đai, nguyên vật liệu tăng cao là những nguyên nhân chính khiến chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Về câu chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho rằng, đây không phải vấn đề mới. Chậm giải ngân vốn đầu tư công đã được nhìn nhận từ nhiều năm qua, đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị chỉ ra nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, cả vấn đề về mặt thể chế và tổ chức thực hiện, cả trách nhiệm của Trung ương và trách nhiệm của các địa phương.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được khắc phục một cách toàn diện. Nhìn vào số vốn giải ngân của 5 tháng đầu năm 2022 có thể thấy, cả nước giải ngân được khoảng 22-23% số vốn dự tính. Mức này có cao hơn một chút so với cùng kỳ của năm 2021 nhưng so với kế hoạch năm vẫn còn rất thấp.
Ông Hưng chỉ ra bốn lý do khiến vốn đầu tư công bị giải ngân chậm. Thứ nhất là công tác chuẩn bị đầu tư của các bộ, ngành, địa phương đối với các dự án là yếu, thể hiện ở chỗ dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không được các bộ ngành, địa phương phân bổ được hết ngay từ đầu năm mà phân bổ nhiều lần trong năm.
"Đến thời điểm hiện nay theo theo dõi của chúng tôi vẫn còn 11 bộ và 17 địa phương chưa phân bổ hết dự toán năm 2022 như Thủ tướng giao. Cái yếu trong khâu dự toán sẽ dẫn đến vấn đề chậm chạp trong khâu thực hiện, vướng vấn đề này vấn đề kia", ông Hưng nói.
Tháo gỡ rào cản pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư bất động sản du lịch
Thứ hai là vấn đề về giải phóng mặt bằng. Trong thời gian qua giá nhà đất ở một số địa phương tăng mạnh. Đây cũng là một yếu tố dẫn đến giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vụ việc liên quan đến đất đai khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc.
Thứ ba là giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Điều này khiến nhiều chủ đầu tư thậm chí bỏ cọc để không bị lỗ gây ảnh hưởng đến tiến độ của rất nhiều dự án.
Cuối cùng vẫn là khâu tổ chức thực hiện vẫn là một khâu yếu. Cùng một mặt bằng thể chế nhưng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân rất tốt nhưng cũng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân kém hơn.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng cho rằng, thời gian vừa qua, giải ngân vốn đầu tư công đã gặp phải các vấn đề khách quan và chủ quan. Hai nguyên nhân chủ quan là vấn đề dự toán và việc triển khai dự án chậm. Hai nguyên nhân khách quan là giá vật tư, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề thực tế không phải trong nhiệm kỳ này, lần này mà là vấn đề của rất nhiều nhiệm kỳ vừa qua nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong đó, có những lý do khách quan như giá vật tư lên, giá đất lên. Thường các dự án có dự toán một khoản để đền bù nhưng giá đất lên thì không đủ để đền bù. Quy trình thủ tục để giải quyết cũng không thể nhanh được. Đó là những nguyên nhân nửa chủ quan nửa khách quan và có thật trong hệ thống quản lý khiến giải ngân vốn đầu tư công bị chậm.
Quản trị chiến lược trong giải ngân vốn đầu tư công đang gặp vấn đề
Ở khía cạnh khác, tại tọa đàm "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trong giải ngân vốn đầu tư công, có vấn đề liên quan đến quản trị chiến lược đầu tư tổng thể trong dài hạn và ngắn hạn.

"Đây là vấn đề day dứt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mà Thủ tướng Chính phủ thời gian qua cũng chỉ đạo rất nhiều đoàn đi kiểm tra, đôn đốc… Song, vấn đề rất lớn hiện nay đang liên quan đến quản trị, quản trị về chiến lược đầu tư", ông Hoan nhận định.
Là người từ địa phương về bộ, ông Hoan có cách nhìn rất rõ về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương đầu tư trung hạn, tức là danh mục đầu tư trung hạn đã làm rồi, nhưng khi đi đến danh mục quy hoạch đầu tư cho trung hạn vẫn có nhiều cái chưa được hoàn chỉnh lắm.
Tức là khi có sự tổng hợp từ cơ sở lên cấp xã, từ cấp xã lên cấp huyện, từ cấp huyện lên cấp tỉnh, từ cấp tỉnh lên Trung ương; từ ngành rồi mới qua chính quyền... nguyên một guồng máy để xác định, hình dung ra công việc, hình dung ra sự cần thiết của công trình trong thời điểm đó, nhiều khi chưa đủ hết khả năng quản trị của đội ngũ liên quan đến mình.
Do đó, khi đăng ký đầu tư, các địa phương cho rằng, dự án đó làm được nhưng khi vào thực hiện thì nhiều vướng mắc như chuyển đổi đất rừng, chuyển đổi đất lúa, đền bù,… hàng loạt câu chuyện. Các địa phương thấy rằng, dự án này dễ thực hiện hơn dự án khác, mặc dù dự án dễ hơn đó lại chưa thực sự cần thiết bằng dự án khó và dự án nào cần thiết hơn thì cần phải thực hiện trước.
Tuy nhiên, thực tiễn phát sinh độ khó của các dự án không đi theo sự cấp thiết đó, thành ra phải có sự thay đổi, điều chỉnh giữa danh mục này với danh mục kia, giữa địa phương này với địa phương kia. Đây là câu chuyện ngay cả ngành nông nghiệp cũng đang bị vướng.
Do đó, ông Hoan cho rằng, khâu chuẩn bị đầu tư vẫn là khâu chủ yếu. Khâu để xác định mức độ quan trọng của dự án, khâu chuẩn bị... tất cả vấn đề liên quan đến một dự án, không chỉ là "mưa thuận gió hòa", nhiều khi đang bàn thì bão lũ tới rồi.
Những dự án càng dài thì càng có những biến động về giá cả, biến động về thời tiết và rất nhiều biến động khác, ngay cả Covid-19 vừa qua, rất nhiều công trường cũng "đóng băng".
Chính vì vậy, vị lãnh đạo này cho rằng, muốn hoạt động đầu tư công được hiệu quả, đội ngũ tham gia cùng các bộ, ngành, địa phương cùng chủ đầu tư ngoài năng lực cần quản trị tốt rủi ro. Các dự án cần phải đặt ra được các rủi ro và lường trước được các rủi ro đó để xây dựng các giải pháp ứng phó kịp thời, tránh làm chậm tiến độ dự án.
Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM
Doanh nghiệp xây dựng, hạ tầng đón chờ sóng đầu tư công
Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2022 sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng năm nay. Các nhà thầu đã chứng minh được năng lực thi công và đang thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm sẽ đươc hưởng lợi chính từ làn sóng này.
Gần 6,5 tỷ USD đầu tư công cho biến đổi khí hậu
Khoảng gần 6,5 tỷ USD là tổng mức đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 – 2020 của 29 tỉnh thành và 6 bộ.
Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công
Hai tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM
Dự án Vành đai 3 và 4 TP.HCM sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù tương tự như các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông vừa được Quốc hội thông qua.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.