Tiêu điểm
Giải pháp lấp lỗ hổng chuỗi cung ứng
Các nghiên cứu và thực tiễn đang cho thấy Internet vạn vật là giải pháp hữu hiệu giúp chuỗi cung ứng vận hành xuyên suốt, bất chấp các gián đoạn bất ngờ xảy đến.
Đại dịch – chất xúc tác bất ngờ cho IoT
Theo đánh giá của HSBC trong báo cáo mới nhất, đại dịch Covid-19 sẽ là chất xúc tác thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và đầu tư vào các công nghệ IoT (Internet vạn vật - Internet of things), coi đây là giải pháp đảm bảo duy trì vận hành xuyên suốt trước những nguy cơ cú sốc bên ngoài trong tương lai.
Phân tích cho thấy IoT có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, cải thiện hiệu quả và tính linh hoạt trong toàn chuỗi cung ứng, từ sản xuất trong các nhà máy thông minh đến khâu vận chuyển trung gian và dịch vụ hậu mãi.
Đại dịch Covid-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận những dự liệu như vậy. Khi nắm rõ hàng tồn kho nằm ở đâu, thời điểm nào hết linh kiện hoặc biết rõ vị trí chính xác của kiện hàng trong quá trình vận chuyển trên khắp thế giới tại bất kỳ thời điểm nào, các doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan tốt hơn về chuỗi cung ứng, và có thể ứng phó linh hoạt với các gián đoạn sản xuất và thương mại trong tương lai.
Cụ thể, khảo sát gần đây của Inmarsat cho thấy hơn một nửa đối tượng được hỏi cho biết những thách thức liên quan đến Covid-19 càng nhấn mạnh tầm quan trọng của IoT. Trong đó, gần 50% đã thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án IoT nhằm ứng phó với đại dịch.
Kết quả cũng cho thấy những doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ triển khai IoT, hoặc có chiến lược IoT có khả năng vượt qua đại dịch tốt hơn.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đều có kế hoạch số hóa sau khi đại dịch xuất hiện. Chi phí cho các giải pháp IoT doanh nghiệp ước tính đã tăng 12% từ con số gần 130 tỷ USD của năm 2020, theo IoT Analytics, và dự báo sẽ đạt tới khoảng 412 tỷ USD vào năm 2025.
Một cuộc khảo sát khác với các doanh nghiệp sản xuất ở Bắc Mỹ cho thấy khoảng một nửa đang cân nhắc triển khai nhà máy thông minh, và tỷ lệ tương tự đang cân nhắc các giải pháp IoT nhằm chuẩn bị cho các gián đoạn hoạt động trong tương lai.
Kết quả này càng được củng cố bởi một khảo sát do Microsoft thực hiện vào năm 2021, cho thấy đại dịch đã thúc đẩy 44% doanh nghiệp tham gia khảo sát thấy cần phải đầu tư thêm vào chiến lược và giải pháp IoT, so với mức chỉ 31% trong năm 2020.
IoT – giải pháp hiệu quả cho chuỗi cung ứng
Trên toàn chuỗi cung ứng, bảo trì dự đoán là một cách ứng dụng quan trọng của IoT. Theo phân tích, các cảm biến IoT có thể hỗ trợ bảo trì dự đoán trên thiết bị nhà máy bằng cách giúp giảm thời gian máy ngưng hoạt động, từ đó giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Senseye ước tính các doanh nghiệp trong nhóm Fortune 500 có thể mất khoảng 3,3 triệu giờ mỗi năm vì máy ngưng hoạt động ngoài kế hoạch, tương đương mức tổn thất khoảng 864 tỷ USD hoặc 8% doanh thu mỗi năm.
Kuka – nhà sản xuất Đức chuyên về các giải pháp tự động hóa thông minh – đã xây dựng một nhà máy ứng dụng IoT cho Jeep ở Mỹ, khi quy trình sản xuất thân xe chưa sơn được tự động hóa.
Để làm được điều này, họ đã kết nối 259 con robot và 60.000 thiết bị khác của nhà máy với các hệ thống giám sát và phân tích dữ liệu rất mạnh. Hệ thống kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản xuất và giao hàng thực tế, hệ thống có thể xác định chỗ nào đang bị tắc nghẽn và tối ưu hóa năng lực.
Quy trình tự động hóa cho phép sản xuất chạy liên tục cả ngày không ngừng nghỉ và nhà máy dễ dàng sản xuất thân xe cho những mẫu Jeep khác nhau. Ngày nay, cứ 77 giây, dây chuyền sản xuất lại hoàn thiện một thân xe.
Các thiết bị IoT về cơ bản hoạt động như các máy tính mini có kết nối internet. Thông thường, thiết bị sẽ có cảm biến theo dõi một loạt các yếu tố môi trường, từ nhiệt độ, tình trạng linh kiện, việc sử dụng nước và các yếu tố khác.
Dữ liệu tổng hợp sau đó truyền qua internet lên kho lưu trữ trực tuyến để xử lý và phân tích, các lệnh dựa trên kết quả phân tích được truyền ngược lại thiết bị.Các thiết bị IoT về cơ bản hoạt động như các máy tính mini có kết nối internet. Thông thường, thiết bị sẽ có cảm biến theo dõi một loạt các yếu tố môi trường, từ nhiệt độ, tình trạng linh kiện, việc sử dụng nước và các yếu tố khác.
Dữ liệu tổng hợp sau đó truyền qua internet lên kho lưu trữ trực tuyến để xử lý và phân tích, các lệnh dựa trên kết quả phân tích được truyền ngược lại thiết bị.
Tương tự, nhà máy sản xuất Panda của Ericsson tại Trung Quốc đã dùng các công nghệ IoT di động để giám sát sản lượng của các xí nghiệp, mức hàng tồn kho, vị trí tài sản quan trọng và yếu tố môi trường.
Ericsson ước tính những giải pháp IoT như vậy giúp giảm một nửa khối lượng công việc bảo trì thủ công, tiết kiệm 10.000 USD mỗi năm cho nhà máy tại Nam Kinh.
Không chỉ vậy, các công nghệ IoT có thể giám sát và điều chỉnh điều kiện khí hậu cho hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ.
Ví dụ, hệ thống quản lý container từ xa (Remote Container Management - RCM) của Maersk cho phép khách hàng theo dõi từ xa vị trí và điều kiện (như nhiệt độ và độ ẩm) của các container lạnh theo thời gian thực. Các điều kiện có thể được điều chỉnh từ xa nếu vượt qua các ngưỡng cụ thể, nhờ vậy giảm lượng hàng hóa thuộc nhóm khó bảo quản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển cũng như thời gian kiểm tra container khi đến nơi.
Maersk là đơn vị vận chuyển gần 30% lượng container lạnh của cả thế giới, và theo tính toán, khoảng 350 triệu tấn lương thực phải đem bỏ mỗi năm do thiếu kho lưu trữ và chậm trễ trong quá trình vận chuyển. Hiện tại, khoảng 94% trong số 380.000 container lạnh của Maersk có công nghệ RCM hỗ trợ.
Cảm biến IoT có thể giúp các hãng sản xuất dược phẩm chủ động khoanh vùng những mắt xích yếu trong cả chuỗi cung ứng, tìm ra những nơi nhiệt độ thay đổi để đảm bảo các sản phẩm như vaccine an toàn trong môi trường lạnh.
Cùng với đó, giám sát kiện hàng từ xa và theo thời gian thực có thể đẩy nhanh tốc độ vận chuyển và xử lý hàng hóa tại cảng. HSBC nhấn mạnh: “Vấn đề này đặc biệt thiết thực trong bối cảnh đại dịch, do nhu cầu hàng hóa tăng cao trong khi vận chuyển lại bị giới hạn, khiến tình trạng tắc nghẽn xảy ra ở một số cảng lớn trên thế giới và thời gian thông quan bị chậm trễ kéo dài”.
Trong mảng kho hàng, các công nghệ IoT có thể được dùng trong các phương tiện tự lái theo hướng dẫn, để tính toán lộ trình ngắn nhất giữa các kệ hàng và bổ sung hàng mà không cần sự giám sát của con người, quản lý kho và hoàn thành đơn hàng.
Ví dụ, Cainiao - đơn vị vận chuyển của Alibaba – có gần 700 AGV ứng dụng công nghệ IoT nhận và giao hàng bên trong kho hàng. Xe AGV có thể tự sạc pin và dự kiến sẽ giúp nhân viên giảm đáng kể quãng đường phải đi trong ngày, từ đó tăng 30% hiệu quả lao động.
Cuối cùng, IoT có thể được dùng trong dịch vụ hậu mãi như bảo trì dự đoán giúp giảm chi phí liên quan đến trả lại hàng hóa do giảm khả năng khách hàng trả lại sản phẩm nếu lỗi được sửa kịp thời.
Đơn cử, Caterpillar đưa IoT vào máy móc để tự động phát hiện lỗi. Nhân viên trực của Caterpillar sẽ nhận được tin báo nếu một bộ phận nào đó đang bị lỗi, và họ có thể gửi bộ phận thay thế đến khu vực bị ảnh hưởng trước khi cả bộ máy ngưng hoạt động hoàn toàn. Dự liệu có thể được các công ty sử dụng để cải thiện sản phẩm trong tương lai và điều chỉnh thiết kế cho tốt hơn.
Internet vạn vật (Internet of things - IoT) là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các thiết bị kết nối mạng Internet để truyền tải tín hiệu thông qua mạng lưới riêng hoặc công cộng.
Các doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ IoT để hệ thống vận hành hiệu quả hơn, an toàn hơn, đáng tin cậy và năng suất hơn.
Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng công nghệ này cho mục đích theo dõi, kiểm tra và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày, như thiết bị theo dõi sức khỏe nhỏ gọn có thể đeo trên người, thiết bị đảm bảo an ninh nhà cửa, cảm biến điều chỉnh nhiệt độ, loa và tủ lạnh thông minh.
Có năm thành phần chính trong hệ sinh thái IoT, bao gồm phần cứng, mạng lưới kết nối giải pháp IoT đến người dùng (như wifi, mạng di động), phương tiện điều khiển từ xa cung cấp giao diện kết nối (như điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng), nền tảng cung cấp công cụ phân tích và các giao thức an ninh để bảo vệ.Internet vạn vật (Internet of things - IoT) là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các thiết bị kết nối mạng Internet để truyền tải tín hiệu thông qua mạng lưới riêng hoặc công cộng.
Các doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ IoT để hệ thống vận hành hiệu quả hơn, an toàn hơn, đáng tin cậy và năng suất hơn.
Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng công nghệ này cho mục đích theo dõi, kiểm tra và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày, như thiết bị theo dõi sức khỏe nhỏ gọn có thể đeo trên người, thiết bị đảm bảo an ninh nhà cửa, cảm biến điều chỉnh nhiệt độ, loa và tủ lạnh thông minh.
Có năm thành phần chính trong hệ sinh thái IoT, bao gồm phần cứng, mạng lưới kết nối giải pháp IoT đến người dùng (như wifi, mạng di động), phương tiện điều khiển từ xa cung cấp giao diện kết nối (như điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng), nền tảng cung cấp công cụ phân tích và các giao thức an ninh để bảo vệ.
Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam: "Chúng ta có thể đi trước trong lĩnh vực Internet vạn vật"
Vị thế cung ứng của Việt Nam lung lay vì giãn cách kéo dài
Đứt gãy đáng kể trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam do dịch Covid-19 đang khiến nhiều nhà sản xuất nước ngoài xem xét lại quyết định chuyển dịch tới Việt Nam, cũng như rời một phần đơn hàng tại đây sang thị trường khác.
Yếu tố tiên quyết hàn gắn chuỗi cung ứng
Tăng tốc tiêm vaccine là yếu tố tiên quyết để Việt Nam có thể mở cửa trở lại kinh tế.
Ứng dụng Internet vạn vật chưa tương xứng với tiềm năng
Báo cáo mới đây do Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố đang chỉ ra sự dịch chuyển tích cực trong sử dụng Internet vạn vật của chính phủ các nước vào mục đích phục vụ công dân nhưng hiện vẫn nằm trong giai đoạn thí điểm, chưa tương xứng với những gì được đồn thổi.
Internet vạn vật: Xu hướng của tương lai
Internet vạn vật (Internet of Things) đang cách mạng hóa sự vận hành của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và thậm chí cả các chính phủ.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.