Ứng dụng Internet vạn vật chưa tương xứng với tiềm năng
Anh Duy
Thứ ba, 06/03/2018 - 13:24
Báo cáo mới đây do Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố đang chỉ ra sự dịch chuyển tích cực trong sử dụng Internet vạn vật của chính phủ các nước vào mục đích phục vụ công dân nhưng hiện vẫn nằm trong giai đoạn thí điểm, chưa tương xứng với những gì được đồn thổi.
Dữ liệu là yếu tố trọng tâm của IoT nhưng việc hiểu biết về giá trị cũng như quản lý dữ liệu chưa thống nhất.
Theo đó, ứng dụng Internet vạn vật (IoT) của khối nhà nước vẫn còn trong thời kỳ sơ khai và phần lớn các dự án thí điểm chỉ tập trung ở một số ý tưởng khá giống nhau như hệ thống đèn đường thông minh, quản lý giao thông vận tài, xử lý rác thải rắn hay an ninh công cộng.
Khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá đi trước một vài bước trong khi hầu hết các cơ quan chính phủ vẫn còn khá xa lạ với IoT.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng cho đến nay, vẫn chưa có nhiều khung chính sách, thể chế rõ ràng, tạo thuận lợi cho IoT như các quy định, quy chế về kiểm định tại chỗ, dữ liệu hay bảo mật.
Dữ liệu là yếu tố trọng tâm của IoT nhưng việc hiểu biết về giá trị cũng như quản lý dữ liệu chưa thống nhất. Đặc biệt, hạ tầng riêng phục vụ IoT vẫn là một rào cản lớn, ngay cả tại những nước phát triển.
Báo cáo “Internet vạn vật: Từ truyền thông đến hiện thực” của Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra những đặc điểm chung của các chương trình thí điểm thành công và đưa ra đề xuất với chính phủ các nước.
Cụ thể, lãnh đạo biết khơi nguồn cảm hứng là một yếu tố quan trọng để khởi động dự án, thúc đẩy tiến độ và duy trì đà phát triển; mô hình đô thị thông minh là động lực chính của các chương trình IoT.
Ngoài ra, chú trọng yếu tố địa phương cũng như phát triển mô hình bền vững thông qua đối tác công tư cũng sẽ giúp ứng dụng IoT thành công.
Báo cáo đề xuất rằng Nhà nước cần chủ động, liên tục tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, tạo cân bằng về thể chế, đảm bảo sự phù hợp với định hướng chung và các mục tiêu chiến lược.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích xây dựng các chương trình, cơ chế hợp tác nhà nước - tư nhân - viện, trường cũng như nghiên cứu, ứng dụng các mô hình kinh doanh tại chỗ.
Theo ông Jack Ma – vị tỷ phú sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba, thời điểm hiện tại là thời điểm phù hợp để kinh doanh khi cả thế giới đang bước vào trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0.
Trước sự bùng nổ của thương mại trực tuyến, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng internet để trở thành đòn bẩy phát triển, còn khá lúng túng trong việc đăng ký sở hữu tên miền cho chính thương hiệu của mình.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.