Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu
Áp dụng hệ thống đặt cọc - hoàn trả giúp tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng bao bì tại nhiều nước châu Âu đạt trên 90%.
Tái sử dụng là giải pháp “rẻ tiền” nhưng đem lại hiệu quả cao trong thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Hồi tưởng lại quãng thời gian du học tại Nhật Bản, bà Quách Thị Xuân, Điều phối viên Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), kể về kỷ niệm đáng nhớ khi được một phụ nữ người Nhật tặng cho chiếc quạt điện còn khá mới và "xịn", thông qua dịch vụ kết nối cho – nhận đồ cũ. Món quà không mang giá trị vật chất lớn nhưng cũng đủ làm ấm lòng nữ du học sinh nơi đất khách.
Chính từ kỷ niệm đó, bà Xuân đã ấp ủ suốt nhiều năm về một chương trình kết nối cho – nhận đồ cũ ngay tại Việt Nam, không chỉ cho sinh viên mà còn cho cả những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn sử dụng đồ cũ để cân đối chi phí.
Đến tháng 6/2022, chương trình Hãy mang tôi tới một ngôi nhà mới (Bring me to a new home instead) đã chính thức được khởi động bởi VZWA, phối hợp với một số đối tác. Chương trình kết nối các cá nhân, tổ chức có nhu cầu cho hoặc nhận đồ cũ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Không chỉ nhằm mục đích thiện nguyện, theo bà Xuân, dự án này nhằm tăng cường tái sử dụng, thúc đẩy nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hạn chế xả thải ra môi trường.
Thực tế, tại Việt Nam, một bộ phận người tiêu dùng ít khi chọn cách vứt đi những sản phẩm cũ, hỏng, thay vào đó là đem đi sửa chữa, tân trang; dùng vào mục đích khác hoặc tặng, bán cho người khác.
Chia sẻ tại hội thảo trực tuyến Tái sử dụng và kinh tế tuần hoàn do VZWA tổ chức, theo TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng ban kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), những hoạt động trên thực chất là hoạt động tái sử dụng, một giải pháp quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Đến đầu năm nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực, với một điều riêng (điều 142) về kinh tế tuần hoàn. Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn luật đưa ra một số giải pháp mang tính kinh tế tuần hoàn đối với sản phẩm sau tiêu dùng, trong đó xếp tái sử dụng; sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm là những giải pháp ưu tiên hàng đầu.
Tương lai của giải pháp tái sử dụng
Về phía người tiêu dùng, tái sử dụng là phương án được lựa chọn xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm chi phí, thông qua kéo dài thời gian dùng sản phẩm thay cho việc mua sản phẩm mới. Việc cho, tặng người khác cũng xuất phát từ tâm lý cảm thấy lãng phí nếu đem vứt bỏ.
Tuy nhiên, giá trị của tái sử dụng không chỉ dừng lại ở việc tiết giảm chi phí cho người tiêu dùng. Ông Mạnh cho biết, giải pháp tái sử dụng giúp thúc đẩy một số mô hình kinh doanh tuần hoàn, có thể kể đến như dịch vụ tái làm đầy (refill); sữa chữa máy móc; tân trang sản phẩm… tạo ra nhiều việc làm cũng như nguồn lợi kinh tế.
Bên cạnh sản phẩm, vật liệu dưới dạng rắn, một mô hình tiềm năng là tái sử dụng nước thải. Hiện nay, tại một số nhà máy, khu công nghiệp, nước thải đã và đang được tận dụng để làm mát động cơ hoặc thậm chí để tưới cây, nuôi cá, tạo cảnh quan, sau khi trải qua quy trình làm sạch.
Đem lại giá trị đáng kể với chi phí thấp, tiềm năng của giải pháp tái sử dụng là rất lớn. Chuyên gia ISPONRE dự đoán, giải pháp tái sử dụng sẽ ngày càng phổ biến hơn trong tương lai, trong bối cảnh giá cả nhiều loạt nguyên vật liệu đang tăng cao.
Cùng với đó, những tiêu chuẩn sản phẩm liên quan đến kinh tế tuần hoàn đang được thúc đẩy tại nhiều thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, châu Âu. Bên cạnh việc thuận tiện cho tái chế, sản phẩm cũng được yêu cầu phải đủ độ bền để có thể dễ dàng tái sử dụng.
Một yếu tố khác thúc đẩy giải pháp tái sử dụng là sự xuất hiện và phát triển của các sàn thương mại điện tử hay nền tảng điện tử giao dịch đồ cũ, ví dụ như nền tảng Chợ Tốt. Với những tiện ích ngày càng được hoàn thiện như thanh toán đảm bảo, xác minh người bán, người mua…, những nền tảng này giúp việc mua bán đồ cũ trở nên thuận tiện hơn.
Đồng quan điểm với ông Mạnh, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty VietCycle, nhận xét, người tiêu dùng là động lực dẫn dắt các nhà sản xuất. Như vậy, nếu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, giải pháp tái sử dụng chắc chắn sẽ ngày càng phổ biến, đóng góp tích cực vào kinh tế tuần hoàn.
Mới đây, công ty VietCycle cũng cho ra mắt sản phẩm máy bán dung dịch tự động CyclePacking, bán các dung dịch, hóa chất như sữa tắm, dầu gội, nước giặt… thông qua rót trực tiếp vào chai cho khách hàng, hạn chế thải bỏ bao bì nhựa và nylon ra môi trường.
Sở hữu sản phẩm đột phá đầu tiên trên thế giới tích hợp cả bán dung dịch và bán vỏ chai, can làm từ nhựa tái chế, với hệ thống thanh toán linh hoạt, có thể trả lại tiền thừa, tạo ra tiện ích tối đa cho khách hàng, tuy nhiên ông Vượng vẫn trăn trở làm sao để khuyến khích người tiêu dùng chấp nhận thay đổi thói quen.
“Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng là vấn đề rất lớn và khó để thực hiện. Tôi mong các nhãn hàng, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp có thể đồng hành với chúng tôi, chứ một mình VietCycle không thể làm được”, ông Vượng nhắn nhủ.
Áp dụng hệ thống đặt cọc - hoàn trả giúp tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng bao bì tại nhiều nước châu Âu đạt trên 90%.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, tiền thu được từ công cụ thu gom, tái chế bắt buộc (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR) sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế, tuy nhiên cần theo hướng khuyến khích thay vì trợ cấp để đạt được hiệu quả.
Hoạt động phân loại, thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì sẽ nhận được hỗ trợ từ tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nếu đáp ứng được một số điều kiện.
Nhiều năm qua, Việt Nam đặt các chính sách ưu tiên dàn trải nhiều ngành công nghiệp, dẫn đến sự phát triển chưa hiệu quả, tuy nhiên một ngành rất quan trọng là công nghiệp tái chế lại chưa từng được ưu tiên.
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.