Giám sát chặt Trưởng đặc khu kinh tế tránh 'lạm dụng quyền lực'

An Chi Thứ bảy, 11/11/2017 - 07:01

Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cần quy định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền, quy trình xử lý công việc trong các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi giao thẩm quyền vượt trội cho các Trưởng đặc khu.

Phiên thảo luận của Quốc hội. Ảnh: Zing

Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó, Chính phủ đã đề xuất và xin ý kiến Quốc hội về hai phương án xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Cụ thể, phương án 1, không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà thực hiện thiết chế Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án này.

Phương án 2, tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gồm có HĐND và UBND.

Về vấn đề này, Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt của Ủy ban Pháp luật cho biết, qua thảo luận, Quốc hội có hai loại ý kiến. 

Ý kiến thứ nhất tán thành phương án một và cho rằng phương án này thể hiện được tính “đặc biệt” về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, đáp ứng yêu cầu thử nghiệm đổi mới nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy như được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 

Theo ý kiến này, Chương IX của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương quy định có độ mở để tạo không gian cho cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương khi cần thiết, vì vậy, quy định như dự thảo Luật là phù hợp. 

Tuy nhiên, ý kiến này cũng đề nghị cân nhắc thêm để làm rõ hơn cơ chế thực hiện giám sát đối với Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực.

Loại ý kiến thứ hai tán thành phương án 2 vì cho rằng phương án này bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 

Đồng thời thể hiện tính nhất quán về tổ chức của hệ thống bộ máy chính quyền địa phương, bảo đảm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; bảo đảm tính đại diện và quyền làm chủ, quyền giám sát của Nhân dân ở các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Tuy nhiên, những ý kiến này đề nghị cần rà soát để thiết kế lại cách thức thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để thể hiện rõ hơn tính đặc thù, tính cải cách, đột phá.

Do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Pháp luật báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến thêm về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, nhiều ý kiến đề nghị dù mô hình tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được quyết định theo phương án nào thì cũng cần làm rõ ngay trong Luật mối quan hệ theo chiều dọc, chiều ngang cũng như theo phạm vi lãnh thổ giữa chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt với HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, với các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan của trung ương đóng tại địa phương; phân định rõ thẩm quyền giữa chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt với các khu hành chính… 

Luật cũng cần quy định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền, quy trình xử lý công việc trong từng mối quan hệ. Chẳng hạn như, nếu giao thẩm quyền vượt trội cho đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trong mọi lĩnh vực nhưng vẫn xác định là đơn vị trực thuộc cấp tỉnh thì đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có phải thực hiện các văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành hay không? 

Bên cạnh đó, cơ chế về ngân sách, quyết toán ngân sách, quản lý đầu tư, quản lý đất đai là thẩm quyền độc lập hay vẫn phải báo cáo các cơ quan cấp tỉnh... và nhiều vấn đề tương tự, cần phải được làm rõ trong Luật này, Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.

Lo 3 đặc khu kinh tế cạnh tranh lẫn nhau

Lo 3 đặc khu kinh tế cạnh tranh lẫn nhau

Tiêu điểm -  6 năm

Ủy ban Pháp luật cho rằng sự trùng lặp ngành, nghề ưu tiên có thể dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau giữa 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Đặc khu kinh tế: Giao đất 99 năm 'có thể bất lợi cho Nhà nước'

Đặc khu kinh tế: Giao đất 99 năm 'có thể bất lợi cho Nhà nước'

Bất động sản -  6 năm

Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, việc giao đất tới 99 năm tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là quá dài so với chu kỳ thu hồi vốn của hoạt động sản xuất, kinh doanh và có thể bất lợi cho Nhà nước.

Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Không có cơ sở thẩm tra các Đề án thành lập đặc khu kinh tế

Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Không có cơ sở thẩm tra các Đề án thành lập đặc khu kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm

Căn cứ vào kết quả chuẩn bị và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ, đúng tiến độ, chất lượng tốt, có sự đồng thuận cao thì có thể trình Quốc hội quyết định việc thông qua các đề án, nghị quyết và dự thảo Luật tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Không có cơ sở thẩm tra các Đề án thành lập đặc khu kinh tế

Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Không có cơ sở thẩm tra các Đề án thành lập đặc khu kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm

Căn cứ vào kết quả chuẩn bị và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ, đúng tiến độ, chất lượng tốt, có sự đồng thuận cao thì có thể trình Quốc hội quyết định việc thông qua các đề án, nghị quyết và dự thảo Luật tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore

Đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore

Tiêu điểm -  6 năm

Một số đại biểu cho rằng, việc xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được “thai nghén” trong thời gian dài, nên phải xây dựng cho được đạo luật này, tránh vuột mất cơ hội.

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  3 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  4 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  5 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  9 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  9 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.