Tỷ phú "trong tay" ngân hàng
Trở thành tỷ phú nhờ sở hữu khối tài sản tỷ USD nhưng thực tế nhiều doanh nhân Việt Nam đang dùng chính các tài sản này để bảo đảm cho các khoản vay của họ hoặc công ty liên quan tại các ngân hàng.
Việt Nam hiện xếp thứ 3 thế giới về tốc độ gia tăng giới siêu giàu giai đoạn 2012 – 2017.
Trong vòng 5 năm tính đến hết 2017, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam – những người có tài sản từ 30 triệu USD trở lên - gia tăng trung bình 12,7% mỗi năm, đứng thứ 3 thế giới sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%), theo báo cáo của Hãng nghiên cứu Wealth-X công bố mới đây.
Đứng ngay sau Việt Nam trong bảng xếp hạng về tăng trưởng giới siêu giàu là Kenya và Ấn Độ với tốc độ hai con số, cho thấy những cơ hội đáng kể đối với khả năng tạo ra tài sản tại những thị trường mới nổi.
Tại châu Á, quy mô và giá trị tài sản đáng kể của nhóm siêu giàu đang cho thấy cơ hội giàu có nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng mở rộng của khu vực này. Trung Quốc đã tạo ra sự bất ngờ khi là động lực thúc đẩy chính, phản ánh vị thế nền kinh tế lớn nhất khu vực với hoạt động công nghiệp được hỗ trợ bởi Sáng kiến Một vành đai, Một con đường.
Việt Nam cùng với Bangladesh và Ấn Độ được đánh giá đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn, trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng cùng với phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng trưởng sản xuất.
Theo danh sách tỷ phú thế giới năm 2018 được tạp chí Forbes công bố hồi đầu tháng 3, Việt Nam có thêm 2 đại diện mới bên cạnh ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Theo đó, Việt Nam sở hữu 4 tỷ phú USD, gồm ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco và ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát.
Hai doanh nhân mới được bổ sung năm nay ngoài khối tài sản lớn, còn gây ấn tượng mạnh khi gây dựng cơ ngơi nhờ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp nặng.
Theo báo cáo của Wealth-X, 2017 là năm bùng nổ của giới siêu giàu toàn cầu khi số lượng gia tăng gần 13%, bỏ xa con số 3,5% của năm trước đó. Tổng tài sản của giới này đạt mức kỉ lục 31,5 nghìn tỷ USD.
Mỹ vẫn giữ vững là địa điểm sở hữu nhiều người siêu giàu nhất thế giới và theo sau là Nhật Bản, Trung Quốc và Đức.
Châu Á là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng tài sản năng động nhất vào năm ngoái với số lượng gia tăng 18,5% và mức tổng tài sản "nhảy vọt" gần 27%. Khu vực này đang chiếm khoảng 26,5% số lượng người siêu giàu toàn cầu, bứt phá mạnh mẽ từ con số 18% của một thập kỉ trước đây.
Điều này cho thấy một môi trường kinh tế được cải thiện mạnh mẽ tại các thị trường mới nổi, nhu cầu từ bên ngoài gia tăng, giá cổ phiếu bùng nổ, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cao hơn cũng như tăng tiêu dùng từ tầng lớp trung lưu đang mở rộng nhanh chóng.
Trở thành tỷ phú nhờ sở hữu khối tài sản tỷ USD nhưng thực tế nhiều doanh nhân Việt Nam đang dùng chính các tài sản này để bảo đảm cho các khoản vay của họ hoặc công ty liên quan tại các ngân hàng.
Báo cáo của Oxfam cho biết, 82% số của cải được tạo ra trong năm 2017 thuộc về 1% những người giàu có nhất trên thế giới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.