Leader talk

Giữ lửa cải cách

Phạm Sơn Thứ năm, 30/01/2025 - 10:05
Nghe audio
0:00

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi về những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và những điểm nghẽn cần tiếp tục tháo gỡ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Vừa qua, Bộ trưởng có đánh giá “Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua”. Xin Bộ trưởng chia sẻ những dẫn chứng cụ thể cho đánh giá này?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thời gian qua, công cuộc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được sự ghi nhận đến từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, JETRO xếp hạng Việt Nam về địa điểm hấp dẫn đầu tư ở vị trí thứ hai thế giới và số một châu Á. EuroCham cũng đánh giá Việt Nam thuộc nhóm 10 điểm đến đầu tư toàn cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã được hai tổ chức Moody’s và S&P đánh giá là một trong hai quốc gia ở châu Á ghi nhận cải thiện chỉ số tín dụng dài hạn ở mức ổn định và tích cực.

Một số chỉ số xếp hạng toàn cầu của nước ta có cải thiện vượt bậc. Đơn cử như chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, từ thứ hạng 71 (năm 2014) lên thứ hạng 44 (năm 2024) và duy trì top 45 trong nhiều năm. Việt Nam được WIPO ghi nhận là một trong tám quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013 và cũng là một trong ba quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp.

Trình độ phát triển thị trường thể hiện qua chỉ số Tự do kinh doanh từ cuối bảng xếp hạng, thứ 147 năm 2014, lên thứ hạng 59 năm 2024. Xếp hạng Chính phủ điện tử từ vị trí 99 năm 2014 lên vị trí 71 (năm 2024). An toàn an ninh mạng là một trong 46 quốc gia được xếp vào Nhóm 1 (nhóm các quốc gia nêu gương). Các yếu tố cụ thể như Tiếp cận điện năng từ thứ hạng 156 năm 2013 lên thứ hạng 27 năm 2020.

Nhiều chuyên gia nhận định, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính vẫn là “gót chân Achilles” khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí. Bộ trưởng nghĩ sao về nhận định này? Điểm nghẽn lớn nhất trong môi trường kinh doanh hiện nay đối với doanh nghiệp là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Mặc dù thời gian qua đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhưng thực tế nhiều thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, thiếu rõ ràng. Điều này tạo rào cản, gây chi phí tuân thủ lớn đối với doanh nghiệp.

Có thể nói điểm nghẽn lớn nhất đối với môi trường kinh doanh hiện nay vẫn là thể chế chính sách và thực thi.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Có thể nói điểm nghẽn lớn nhất đối với môi trường kinh doanh hiện nay vẫn là thể chế chính sách và thực thi. Trong đó, một số nút thắt cụ thể đáng chú ý như tháo gỡ rào cản này lại tiếp tục phát sinh các rào cản khác, thậm chí còn khó khăn, khó đoán định hơn, gây ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình cải thiện môi trường kinh doanh nhận được sự vào cuộc có phần không đồng bộ. Có bộ, ngành, địa phương tích cực, cũng có nơi ít quan tâm, có giai đoạn được đẩy mạnh nhưng cũng có giai đoạn bị chữngg lại.

Một số vấn đề vướng mắc mang tính liên ngành nhưng thiếu cơ chế phối hợp để giải quyết. Mặt khác, những vấn đề pháp lý chưa rõ ràng hoặc có cách hiểu khác nhau nhưng việc giải đáp thiếu thỏa đáng cũng khiến cơ quan thực thi và doanh nghiệp không xác định được hướng thực hiện.

Công tác tham vấn chính sách còn mang tính hình thức, nhiều cơ quan soạn thảo văn bản chính sách chưa thực sự cầu thị, thiếu sự giải trình minh bạch và minh chứng khoa học về việc tiếp thu góp ý.

Một điểm nghẽn nữa là chưa có cơ chế giúp xóa đi tâm lý sợ sai trong thực thi công vụ. Cơ chế giám sát, nâng cao trách nhiệm công vụ cũng còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất.

Dường như nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội khi còn nhiều bất cập phát sinh. Bộ trưởng đánh giá đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Có thể nói, môi trường kinh doanh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó một số lĩnh vực, các rào cản về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không những không giảm mà còn có xu hướng mở rộng. Thực tế này được lý giải bởi một số nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, động lực cải cách của các bộ, ngành suy giảm.

Thứ hai, thời gian gần đây thiếu sự giám sát của các bên trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, hoạt động giám sát, đánh giá độc lập về cải cách dường như ít được quan tâm hơn.

Thứ tư, chất lượng môi trường kinh doanh trong một số lĩnh vực chậm cải thiện đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Theo đó, mức độ sẵn sàng chia sẻ các vấn đề và đóng góp chính sách của cộng đồng doanh nghiệp vì thế cũng giảm dần.

Bên cạnh các vấn đề về thủ tục, quy định hành chính, môi trường kinh doanh đang đối mặt với nhiều lực cản vì chạm đến những vấn đề khó, mang tính liên ngành như thực trạng nhiều văn bản pháp luật thiếu thống nhất, không phù hợp, không đảm bảo tính thực thi. Chúng ta có giải pháp nào cho thực trạng này?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thời gian qua, để khắc phục tình trạng thiếu thống nhất, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, Chính phủ đã tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách môi trường kinh doanh, trong đó chú trọng hoàn thiện, đảm bảo sự đồng bộ và nâng cao chất lượng pháp luật, bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Một số giải pháp được tăng cường có thể kể đến như thành lập Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, phát huy hiệu quả vai trò các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các đoàn công tác của thành viên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách và thực thi, nhất là đối với các dự án đầu tư.

Chính phủ cũng đã đề xuất Quốc hội sửa đổi một số văn bản pháp lý. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.

Những luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2025 sẽ tháo gỡ được một số điểm nghẽn về thể chế đầu tư; góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, giảm rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhờ vậy khuyến khích được tinh thần kinh doanh và các động lực tăng trưởng.

Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về phát triển kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu những áp lực gì trong việc cải thiện môi trường kinh doanh?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; đóng góp có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của ngành, địa phương và của quốc gia.

Với tầm quan trọng đó, Chính phủ xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; được thực thi xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách về thúc đẩy cải cách thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với xu hướng phát triển cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; đồng thời thực hiện vai trò đôn đốc, theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình và kết quả thực thi của các bộ, ngành, địa phương.

Tuy vậy, một trong những áp lực đối với Bộ Kế hoạch và đầu tư khi tham mưu, đề xuất các giải pháp cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là sự phản ứng của một số bộ, ngành có các nhiệm vụ liên quan. Sự vào cuộc không đồng bộ là trở ngại lớn trong thực thi cải cách. Ngoài ra, nhiều chính sách tham mưu, kiến nghị lên được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo; nhưng chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả để giám sát việc thực hiện.

Nút thắt khó nhất khi triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh là cơ chế nào để kiểm soát sự quay trở lại hoặc phát sinh thêm các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh, làm thế nào để tạo sự vào cuộc đồng bộ và duy trì tinh thần cải cách được thường xuyên, liên tục.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Trong nhiệm kỳ của mình, điều gì khiến Bộ trưởng trăn trở nhất khi triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh? Điều ông mong muốn làm mà vướng, chưa thực hiện được? Đâu là “nút thắt” khó tháo gỡ nhất?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Điều tôi trăn trở nhất, nút thắt khó nhất khi triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh là cơ chế nào để kiểm soát sự quay trở lại hoặc phát sinh thêm các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh, làm thế nào để tạo sự vào cuộc đồng bộ và duy trì tinh thần cải cách được thường xuyên, liên tục.

Trong vai trò cơ quan tham mưu và giữ lửa cải cách, một trong những mong muốn của chúng tôi là thu gọn đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng rằng tới đây với việc thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ tháo gỡ được nút thắt về quản lý tầng nấc, chồng chéo trong một số lĩnh vực.

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng vào một “cuộc cách mạng” trong cải cách điều kiện, môi trường kinh doanh. Bộ trưởng có thể hé lộ những đột phá sắp tới? Ở công tác thực thi tại các địa phương, làm thế nào để tạo được sự đồng bộ trong cải cách giữa các bộ ngành, từ trung ương đến địa phương?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cải cách, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, hạn chế rủi ro và chi phí tuân thủ thấp là kỳ vọng và chờ đợi của cộng đồng doanh nghiệp. “Cuộc cách mạng” về cải cách môi trường kinh doanh sẽ chỉ hiệu quả khi chúng ta duy trì nỗ lực thường xuyên, liên tục.

Thời gian tới, các nỗ lực cải cách tiếp tục hướng tới nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật; chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; giám sát quy trình lấy ý kiến, tham vấn chính sách để đảm bảo thực chất; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; cải cách thủ tục hành chính, giảm gánh nặng tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, để tạo sự vào cuộc đồng bộ trong thực hiện cải cách môi trường kinh doanh, các giải pháp về nâng cao hiệu quả giám sát, đánh giá độc lập kết quả triển khai sẽ được chú trọng.

Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng!

Bài viết nằm trong Đặc san Nhà Quản Trị - Xuân Ất Tỵ. Để đặt mua Đặc san, xin liên hệ Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị - TheLEADER.
Tòa soạn
Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359
Văn phòng đại diện TP.HCM
Lầu 2, tòa nhà VNO, số 29 Huỳnh Văn Bánh, phường 17, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 08867 08817





Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư lý giải việc giá cả leo thang trong tháng 1

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư lý giải việc giá cả leo thang trong tháng 1

Tiêu điểm -  2 năm
Căn nguyên của việc giá cả leo thang không xuất phát từ thị trường tài chính, tiền tệ như giai đoạn 1997 và 2008-2013, mà do gián đoạn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Đây là vấn đề chưa từng có tiền lệ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư lý giải việc giá cả leo thang trong tháng 1

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư lý giải việc giá cả leo thang trong tháng 1

Tiêu điểm -  2 năm
Căn nguyên của việc giá cả leo thang không xuất phát từ thị trường tài chính, tiền tệ như giai đoạn 1997 và 2008-2013, mà do gián đoạn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Đây là vấn đề chưa từng có tiền lệ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
Động lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8%

Động lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8%

Tiêu điểm -  3 tháng

Tăng trưởng 8% năm 2025 là mục tiêu thách thức, đòi hỏi các yếu tố về cải cách thể chế, ổn định vĩ mô cũng như linh hoạt trong điều hành chính sách.

Cải cách thể chế để tăng trưởng hai con số

Cải cách thể chế để tăng trưởng hai con số

Tiêu điểm -  3 tháng

Cải cách thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho dòng vốn chảy vào nền kinh tế là giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hai con số.

Các giải pháp trọng tâm của Chính phủ năm 2025 giúp tăng trưởng trên 8%

Các giải pháp trọng tâm của Chính phủ năm 2025 giúp tăng trưởng trên 8%

Tiêu điểm -  4 tháng

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 với các giải pháp đột phá về kinh tế, hạ tầng, an sinh xã hội và cải cách tổ chức bộ máy hiệu quả.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  1 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  3 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  22 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều