Gỡ vướng cho doanh nghiệp triển khai giải pháp tái sử dụng
Phạm Sơn
Chủ nhật, 23/07/2023 - 09:25
Tái sử dụng là giải pháp có mức độ ưu tiên cao hơn tái chế trong mô hình 3R hướng đến kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, do chưa phát huy được nhiều vai trò là công cụ kinh tế nên giải pháp này vẫn chưa được triển khai rộng rãi.
Cuối năm 2018, doanh nghiệp xã hội Refillables Đong Đầy chính thức đi vào hoạt động, cung cấp giải pháp tái sử dụng và tái nạp (refill) cho người tiêu dùng. Cụ thể, tại cửa hàng Đong Đầy tại Hội An, người tiêu dùng có thể mua những hóa chất, chất tẩy rửa cần thiết cho sinh hoạt gia đình nhưng được đựng bằng những chiếc chai lọ tự mình đem theo. Qua đó, một lượng đáng kể bao bì dùng một lần được tiết kiệm.
Bà Vũ Mỹ Hạnh. Giám đốc Refillables Đong Đầy, cho biết, dự án Refillables được triển khai không chỉ cung cấp giải pháp tái sử dụng mà còn truyền tải thông điệp rằng tiêu dùng bền vững thực chất không khó và không đắt tiền như định kiến của một bộ phận người tiêu dùng.
“Chúng tôi mong muốn giới thiệu giải pháp tới nhóm thu nhập thấp, trung bình và đối tượng là những người có khả năng tạo ra nhiều lan tỏa trong cộng đồng như thanh niên, phụ nữ”, bà Hạnh nói tại tọa đàm về tái sử dụng do Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA) tổ chức.
Giải pháp bán dung dịch gia dụng vào bao bì của khách hàng cũng là ý tưởng của VietCycle khi giới thiệu sản phẩm máy bán dung dịch tự động CyclePacking tại triển lãm bên lề Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022. Theo đại diện VietCycle, chiếc máy này là sản phẩm đầu tiên trên thế giới tích hợp bán dung dịch và vỏ chai, can làm từ nhựa tái chế, có hệ thống thanh toán linh hoạt và có khả năng trả lại tiền thừa.
Không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đang ứng dụng triết lý tái sử dụng để thiết kế ra nhiều sản phẩm, dịch vụ hướng đến kinh tế tuần hoàn. Bà Phạm Ánh Huyền, chuyên gia Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), cho biết, bên cạnh mô hình tái nạp đầy, giải pháp tái sử dụng còn được doanh nghiệp triển khai hết sức đa dạng, từ việc “thu cũ đổi mới” đối với hàng điện tử cho đến các sáng kiến như bán viên nén cô đặc thay cho dung dịch, ứng dụng phần mềm số để thu, đổi bao bì, sản phẩm…
Cửa hàng Refillables Đong Đầy ở Hội An.
Giải pháp tái sử dụng được xếp ở thứ tự ưu tiên cao hơn so với tái chế trong nhóm các giải pháp hướng đến kinh tế tuần hoàn, lại không tiêu tốn nhiều chi phí. Bà Huyền nhấn mạnh, không chỉ đem lại lợi ích môi trường, tái sử dụng còn đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp.
Cụ thể, thông qua việc tái sử dụng lại bao bì, sản phẩm, khách hàng có thể dần trở nên trung thành với thương hiệu. Mặt khác, thiết lập các cơ sở cứng và mềm để triển khai giải pháp tái sử dụng cũng đồng thời giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác, từ đó gia tăng trải nghiệm và thu thập được nhiều thông tin về khách hàng.
Bên cạnh cung cấp giải pháp cho khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể thực hành tái sử dụng ngay trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình, ví dụ như việc tái sử dụng nước thải để làm mát ở các nhà máy, hay vệ sinh lại các khay đựng linh kiện để tiếp tục sử dụng tại một số cơ sở sản xuất điện tử, từ đó giúp giảm thất thoát tài nguyên và tiết kiệm chi phí sản xuất.
TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), nhìn nhận, trên thực tế, doanh nghiệp áp dụng giải pháp tái sử dụng xuất phát từ chính những cơ hội kinh tế là xu thế tiêu dùng bền vững đang và hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, một phần nguyên nhân khiến giải pháp này chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi lại là do chưa tối ưu hóa được giá trị kinh tế. Mặt khác, các điều kiện cần thiết cho tái sử dụng, bao gồm nguồn cung chất thải có khả năng tái sử dụng, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cũng chưa được đảm bảo.
Ông Mạnh cho biết, hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các chính sách có liên quan đến kinh tế tuần hoàn đều có nội dung khuyến khích tái sử dụng như một giải pháp quan trọng. Doanh nghiệp áp dụng giải pháp tái sử dụng có thể tự rà soát lại các chính sách, quy định, từ đó tìm ra những biện pháp ưu đãi phù hợp.
Còn theo bà Kim Lê, Giám đốc CL2B, giải pháp tái sử dụng là một bước đơn giản và tiết kiệm để doanh nghiệp bắt đầu triển khai kinh tế tuần hoàn. Nói với TheLEADER, bà Kim khuyến nghị doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị thông qua thấu hiểu sâu sắc chuỗi cung ứng của mình, từ đó sẽ tìm ra được cách ứng dụng giải pháp tái sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra những giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như trách nhiệm cần phải ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào hoạt động vận hành cũng như chiến lược phát triển của mình.
Ưu đãi về thuế, phí hay tiền thuê đất chỉ mang tính bước đầu, không thể giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực vào kinh tế tuần hoàn nếu không có động lực thị trường để tạo ra lợi ích bền vững.
Theo các chuyên gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá, về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, thay vì chỉ dựa vào tiêu chí “kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải”.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.