Doanh nghiệp
"Gót chân Achille" của Dệt may TNG
Dệt may TNG đối diện với rủi ro không thể thu hồi hàng trăm tỷ đồng từ đối tác thương mại truyền thống.
Rủi ro từ các khoản phải thu của Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG (Dệt may TNG) tăng dần khi mức dư nợ
tăng lên gần 1.070 tỷ đồng, cao hơn gần 72% so với quý trước.
Trong đó, khoản phải thu từ đối tác lâu năm The Children's Place đã tăng gần gấp ba lần mức 376 tỷ đồng trong quý vừa qua, chiếm hơn 1/3 tổng nợ phải thu của Dệt may TNG.
Đáng chú ý, trong kết quả tài chính quý gần nhất được công bố bởi The Children's Place - nhà bán lẻ truyền thống của Mỹ về các sản phẩm quần áo và phụ kiện trẻ em có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), công ty này ghi nhận doanh thu thuần giảm 16,7% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 268 triệu USD.
Việc giảm doanh thu bán hàng chủ yếu bởi doanh số bán lẻ giảm do số lượng cửa hàng ít hơn (đã đóng cửa thêm 5 cửa hàng trong kỳ), đồng thời lượng khách đến cửa hàng và nhu cầu thương mại điện tử đều đồng loạt giảm.
Do đó, đà lao dốc của lãi gộp kèm các chi phí về hoạt động (28 triệu USD) và lãi vay (7,7 triệu USD) vẫn neo ở mức cao… khiến công ty kéo dài chuỗi kết quả “bết bát” khi lỗ ròng gần 38 triệu USD trong kỳ. Đáng chú ý, việc liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ đã đẩy công ty vào tình thế âm vốn chủ sở hữu gần 35 triệu USD, và là quý ghi nhận mức âm thứ hai liên tiếp.
Điều này dẫn đến việc Dệt may TNG có thể gặp rủi ro trong thu hồi các khoản nợ từ đối tác này.
Mặc dù vậy, là một trong những doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam cùng danh mục đối tác đa dạng, giới đầu tư đánh giá rủi ro về thanh khoản và thu hồi nợ của Dệt may TNG cũng được phân bổ và hạn chế trong tầm kiểm soát bởi sự tăng trưởng tích cực của doanh thu và biên lãi trong thời gian tới.
Dệt may TNG cho biết, công ty đã phải từ chối nhận thêm đơn hàng từ quý II do đã được lấp đầy đến hết quý III nhờ vào nhu cầu hồi phục tại thị trường Mỹ.
Đặc biệt, lượng đơn hàng từ các khách hàng truyền thống như Decathlon, Asmara hay Columbia hồi phục mạnh trở lại do hàng tồn kho thời trang tại Mỹ có dấu hiệu suy giảm. Trong đó, lượng đơn từ Decathlon tăng đột biến nhằm phục vụ nhu cầu cho Olympic mùa hè tại Paris.
Ban lãnh đạo công ty cũng kỳ vọng tình hình xuất khẩu trong nửa cuối năm nay sẽ tăng trưởng tích cực hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, gián tiếp tác động tới mảng xuất khẩu, một số tổ chức tài chính đánh giá tình hình bất ổn ngày càng leo thang tại Bangladesh có thể khiến các nhãn hàng chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Ngày 4/8 vừa qua, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh đã ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rõ ngày cụ thể mở cửa trở lại.
Trước đó, phần lớn là các đơn hàng từ Bangladesh đã bị ảnh hưởng do hàng loạt nhà máy tại đây ngưng hoạt động khi công nhân ngành dệt may tổ chức đình công kéo dài từ hồi cuối năm 2023 nhằm đòi nâng lương cơ bản và cải thiện điều kiện làm việc.
Các tháng tới, xuất nhập khẩu hàng dệt may sẽ tiếp tục khả quan, bởi theo yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hoá thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo.
Theo Vitas, nhiều doanh nghiệp hiện đã có đơn hàng đến cuối năm và đang đàm phán đơn hàng đầu năm sau. Năm nay, dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm 2023.
Thị trường “ấm dần”, xuất khẩu 44 tỷ USD “hoàn toàn khả
thi”, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Vitas. Bảy tháng đầu năm,
xuất khẩu dệt may ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng gần 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý II/2024, Dệt may TNG ghi nhận doanh thu gần 2.174
tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục trong một quý
mà Dệt may TNG từng đạt được.
Trừ chi phí, công ty đạt lãi ròng 86,4 tỷ đồng, tăng
62% so với cùng kỳ và cũng là mức lợi nhuận cao nhất kể từ quý III/2022.
Lũy kế sáu tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt
3.527 tỷ đồng và lãi ròng đạt 129 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 37% so với cùng
kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 42% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.
Dệt may Việt Nam hưởng lợi nhưng khó vượt qua Bangladesh
Chưa hết năm, xuất khẩu dệt may đã đàm phán đơn hàng năm sau
Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ khả quan khi nhu cầu hàng hóa ở các thị trường chính gia tăng những tháng cuối năm.
Dệt may sáng cửa xuất khẩu
Các công ty đầu ngành dệt may đều nhìn nhận và kỳ vọng tình hình xuất khẩu trong nửa cuối 2024 sẽ tăng trưởng tích cực hơn.
Việt Nam có thể trở thành trung tâm tái chế dệt may toàn cầu?
Tái chế dệt may đạt chuẩn có thể là cơ hội lớn để Việt Nam xác lập lại vị thế mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.