Việt Nam: điểm nóng bất động sản mới nhất của châu Á
Khi giá bất động sản ở Hong Kong và Trung Quốc tăng quá cao, các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Theo GS,TSKH Đặng Hùng Võ, thay vì đánh thuế tài sản trên đất, chúng ta nên tập trung cải cách thuế sử dụng đất để tránh đất bỏ hoang, hình thành các khu đô thị ma.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến "Hai kịch bản từ việc đánh thuế sở hữu nhà ở thứ hai" do báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp giúp phát triển bền vững thị trường bất động sản.
"Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về bất động sản"
(Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng)
Để giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững, trước hết cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người mua nhà.
Thứ hai, nhà nước cần kiểm soát thị trường bất động sản ở góc độ cung cầu. Bởi thực tế trên thị trường hiện nay là thừa cung thì giá thấp mà thiếu cung thì giá cao. Do đó, các cơ quan có thầm quyền cần quản lý tốt vấn đề quy hoạch, Đồng thời, cấp phép triển khai dự án phải phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
Thứ ba, cần rà soát một cách tổng thể tất cả các dự án trên thị trường bất động sản. Từ đó, phát hiện những dự án triển khai không có hiệu quả, thậm chí bỏ hoang… nhằm sớm thu hồi hoặc điều chỉnh lại theo hướng chuyển sang phát triển nhà ở xã hội hoặc loại hình bất động sản khác phù hợp với thị hiếu của người mua nhà để bán được hàng, tránh lãng phí tài nguyên.
Thứ tư, cần tập trung triển khai các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt tại các khu đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp… Hiện nay, tại Việt Nam số lượng người có nhu cầu đối với loại hình bất động sản này là rất lớn, do đó, nếu giải quyết được nhà ở cho đối tượng này sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ thị trường, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định.
Thứ năm, cần xây dựng được hệ thống thông tin về thị trường bất động sản công khai minh bạch nhằm tạo dựng một thị trường phát triển lành mạnh.
"Đảm bảo công khai minh bạch thông tin trên thị trường"
(GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường)
Tôi ủng hộ quan điểm không đánh thuế tài sản trên đất, bởi nó không thực sự mang lại hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ khiến thị trường bất động sản dần suy giảm.
Để phát triển thị trường một cách bền vững, giải pháp đầu tiên là chúng ta phải cải cách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Chúng ta nên tập trung cải cách thuế sử dụng đất để tránh đất bỏ hoang, hình thành các khu đô thị ma. Hiện nay, thuế sử dụng đất thấp nên người dân không phải tính đến sử dụng đất đó như thế nào hay tìm người chuyển nhượng ra sao… mà họ muốn giữ đất đến bao giờ thì giữ, chờ thị trường nóng lên thì bán, còn không thì kệ.
Đây là một tư tưởng thể hiện sự rất vô trách nhiệm của người dân với nguồn đất đai mà nhà nước đưa vào thị trường.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần đảm bảo các yếu tố công khai minh bạch trong thông tin về thị trường cũng như công tác quản lý, giám sát và trách nghiệm giải trình trước các vấn đề sai phạm còn tồn đọng của các cơ quan quản lý nhà nước.
Cần có chính sách khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
(Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội)
Mục tiêu của các giải pháp là giúp làm giảm các hệ lụy không tốt đối với thị trường bất động sản. Để làm được điều này, chúng ta cần xây dựng được một cơ sở pháp lý vững chắc, đưa được những thông tin minh bạch nhất ra thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có một hệ thống thông tin mở về việc có bao nhiêu dự án đang mở bán, mức giá, số lượng người mua tại mỗi dự án cụ thể…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có định nghĩa rõ ràng hơn về các loại hình bất động sản trên thị trường. Ví dụ như nhà ở xã hội, nhà ở trung bình và nhà ở cho người nước ngoài. Từ đó, việc xây dựng chính sách phải dựa trên nhóm nhu cầu của khách hàng, người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần chính sách khác người mua nhà nước ngoài.
Hiện số lượng người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không nhiều. Do đó, nhà nước cần có chính sách khuyến khích cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam góp phần phát triển thị trường bất động sản.
"Doanh nghiệp sẽ cố ngắng làm nhiều và nhanh hơn nữa"
(Ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường)
Đối với giải pháp giúp phát triển thị trường bất động sản, về phía doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cố gắng làm nhiều hơn nữa và làm nhanh hơn nữa. Bởi nguồn cầu trên thị trường hiện nay vẫn còn rất lớn. Đơn cử như tại Tập đoàn Nam Cường, hầu hết thứ 7 tuần nào, chúng tôi cũng có buổi mở bán, đến 8h tối vẫn có người mua nhà đến dự án xem nhà mẫu.
Mong mỏi của chúng tôi là làm thế nào để cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm bất động sản tốt hơn cho người mua nhà. Còn về mặt chính cách, chúng tôi tin rằng các cơ quan tham mưu chức năng của Chính phủ và các bộ ngành sẽ có giải pháp cụ thể giúp ổn định và phát triển thị trường bất động sản.
Khi giá bất động sản ở Hong Kong và Trung Quốc tăng quá cao, các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, đề xuất đánh thuế đối với căn nhà thứ hai trở đi của Bộ Tài chính cần làm rõ nhiều vấn đề.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc đánh thuế căn nhà thứ hai không thể chống đầu cơ trên thị trường bất động sản vì những người mua để đầu tư thường mua xong rồi bán luôn không giữ lại lâu dài.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.