Leader talk
GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'
Theo GS. Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã lãng phí quá nhiều, làm thất thoát nguồn lực ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sự tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua là do số lượng (nguồn vốn và lao động) chứ không phải bắt nguồn từ chất lượng (năng suất).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp tư nhân có quy mô quá nhỏ, thiếu năng lực xuất khẩu, không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia.
Nguyên nhân của những hiện trạng trên chủ yếu là do các doanh nghiệp không có khả năng về vốn để đầu tư vào công nghệ, từ đó không thể nâng cao năng suất lao động để trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Liên quan đến năng suất lao động tại Việt Nam, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông, những đặc điểm nào của nền kinh tế Việt Nam đang ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới năng suất lao động?
GS. Trần Văn Thọ: Theo tôi có ba vấn đề lớn.
Thứ nhất là nguồn lực, đặc biệt là lao động và vốn còn quá nhiều ở vùng có năng suất lao động thấp như nông nghiệp hay kinh tế cá thể mà hai hình thức này lại chiếm tỷ trọng quá lớn tại Việt Nam. Khi lao động ở những khu vực quá thấp như vậy thì năng suất của toàn xã hội sẽ bị thấp đi.
Thứ hai là có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cá thể. Hiện nay tại Việt Nam đang khuyến khích phong trào khởi nghiệp nhưng nếu khởi nghiệp ra mà chết ngay thì không có ý nghĩa gì.
Khởi nghiệp nhưng phải nuôi dưỡng thành các doanh nghiệp có quy mô. Doanh nghiệp có quy mô nhất định mới có đủ điều kiện để cải tiến năng suất, đưa vào dây truyền sản xuất, mua công nghệ mới.
Thứ ba, Việt Nam hiện chưa tận dụng được công nghệ từ nước ngoài, tức là chưa du nhập được công nghệ để cải tiến mà điều này chủ yếu là do quy mô doanh nghiệp quá nhỏ, thành ra không có đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ.
Liên quan đến các chính sách, quy định thì theo ông, có những bất cập gì tác động đến năng suất lao động hay không?
GS. Trần Văn Thọ: Việc doanh nghiệp chưa tiếp cận được với vốn chính là vấn đề liên quan đến chính sách.
Cơ chế, thể chế hiện nay vẫn còn ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi các doanh nghiệp này được đặt vị trí quan trọng, sử dụng nhiều vốn, nhiều đất đai và nhiều nguồn lực khác.
Thế nhưng các doanh nghiệp này lại lãng phí trong việc đầu tư và làm cho năng suất lao động bị thấp đi. Đặc biệt trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều khi tập đoàn này tập đoàn kia làm ăn thất thoát, đầu tư ra ngoài ngành của mình rồi sau đó không có bất cứ ai chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã gây ra.
Điều này gây lãng phí trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân lại không thể tiếp cận đươc các nguồn lực trên.
Đối với những bất cập như đã nêu, theo ông chúng ta cần phải làm gì?
GS. Trần Văn Thọ: Theo tôi, có 3 việc cần làm
Thứ nhất, làm sao công nghiệp hóa mạnh mẽ hơn nữa để lôi kéo, dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn.
Thứ hai, những doanh nghiệp nhỏ gặp vấn đề về huy động vốn, khó khăn trong vấn đề tiếp cận đất đai để xây nhà máy, công trường thì phải làm sao cho họ vay vốn dễ dàng hơn với điều kiện dễ dàng hơn.
Thứ ba, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phải làm cho thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai hoàn thiện hơn.
Xin cám ơn ông!
Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?
Cơ hội trong kỷ nguyên mới của doanh nghiệp bất động sản
Thị trường bất động sản sẽ có cơ hội phát triển lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng hai con số, nếu các vấn đề thể chế, giá đất được tháo gỡ.
Biến động tỷ giá không đáng lo ngại
Các chuyên gia đồng quan điểm về những yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát hay thanh khoản hệ thống không thực sự đáng quan ngại sau giai đoạn biến động vừa qua.
Thủ tướng: Phải phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, 'khó mấy cũng phải làm'
Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới: Rồng tái sinh
Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội sau khi đã trải qua một năm Rồng với những nền tảng vững chắc và tăng trưởng ấn tượng.
Đột phá về thể chế để doanh nghiệp phát triển
“Đột phá của đột phá” về cải cách thể chế là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội, vận hội mới.
Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam.
Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay
Từ lĩnh vực xây lắp điện, Công ty CP Tập đoàn PC1 mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á
Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.
Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử
Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Thanh Hóa giao 172ha đất để thực hiện khu đô thị mới tại phường Long Anh
Theo quyết định số 5255/QĐ- UBND, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao 172ha đất cho công ty thành viên thuộc Eurowindow Holding thực hiện dự án khu đô thị mới Eurowindow Light City tại phường Long Anh (TP. Thanh Hóa).
H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam
Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Lòng tin: Yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp
Xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo, nhân viên và khách hàng tạo nên văn hóa tích cực, thúc đẩy hiệu quả và thành công bền vững.