Đọc vị người mua xe điện
Dù có truyền thông về tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, xu hướng chuyển sang xe điện phần lớn xuất phát dựa trên quan điểm cho rằng lựa chọn này sẽ giúp cắt giảm chi phí vận hành xe.
Nhanh chóng “phủ xanh” 5 thành phố lớn, cung cấp 1 triệu chuyến xe chỉ trong 70 ngày, đại diện VinFast tiết lộ, GSM sẽ mở rộng ra thị trường ASEAN trong năm 2023.
Chỉ 2 tháng sau cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại COP26, vào đầu năm 2022, hãng ô tô đầu tiên tại Việt Nam VinFast tuyên bố sẽ ngừng hoàn toàn mảng sản xuất, kinh doanh xe xăng để chuyển sang xe điện.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc mới đây, đại diện Công ty VinFast cho biết, giao thông nằm trong top 3 lĩnh vực tạo ra nhiều phát thải nhà kính nhất trên toàn thế giới. Do đó, chuyển đổi sang giao thông xanh là bước đi quan trọng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0.
Chính vì vậy, sau giai đoạn đầu sản xuất, kinh doanh xe xăng để “làm quen” với thị trường, VinFast quyết định chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện, thể hiện mong muốn trở thành đơn vị tiên phong đồng hành với Chính phủ Việt Nam cũng như lãnh đạo toàn cầu trong công cuộc hướng đến tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu.
Xuất phát điểm là một hãng xe non trẻ đến từ một quốc gia đang phát triển và không có tên tuổi gì trên bản đồ ngành công nghiệp ô tô thế giới, tuy nhiên, bằng những nội lực của tập đoàn mẹ là Vingroup, cùng sự đồng hành từ các đối tác và sự hỗ trợ từ phía chính sách, VinFast đã đạt được những thành tựu ít ai ngờ đến.
Đại diện VinFast cho biết, công ty tự hào là một trong những hãng xe có nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, với tỷ lệ tự động hóa trung bình lên đến 91%. Điều đặc biệt là nhà máy của VinFast được hoàn thành chỉ trong 18 tháng, thay vì phải mất ít nhất 5 năm như nhận định của nhiều doanh nghiệp cùng ngành.
Tính đến nay, VinFast đã cho ra đời các mẫu xe ô tô điện với dải phân khúc từ A – E, cùng xe bus điện và nhiều mẫu xe đạp, xe máy điện, là công ty xe điện đầu tiên trên toàn cầu có khả năng cung ứng cho thị trường các mẫu xe điện đủ mọi phân khúc. Song song với đó, hệ thống trạm sạc, trung tâm bảo dưỡng và hệ thống cứu hộ 24/7 cũng được xây dựng và triển khai mạnh mẽ để phục vụ người dùng xe điện.
Đại diện công ty lý giải, VinFast mong muốn giao thông xanh có thể “chạm” tới người tiêu dùng với mức giá phải chăng nhất, phù hợp nhất cho mọi đối tượng.
Đó cũng là lý do Vingroup quyết định thành lập Công ty GSM – công ty cung cấp dịch vụ taxi và cho thuê xe thuần điện đầu tiên và duy nhất tại ASEAN – vào tháng 3 vừa qua. Chỉ sau 70 ngày hoạt động, GSM đã phục vụ khoảng 1 triệu chuyến xe và phủ xanh 5 thành phố lớn.
Tham vọng của GSM, cũng giống như VinFast, không chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam. Trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, đại diện VinFast cho biết, đến hết năm nay, GSM sẽ mở rộng cung cấp dịch vụ tại 27 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, đồng thời mở rộng hoạt động tại một số thị trường ở khu vực ASEAN.
“Kế hoạch của VinFast cũng như GSM là sẽ “go ASEAN” trong năm nay”, đại diện VinFast nói.
Dù có truyền thông về tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, xu hướng chuyển sang xe điện phần lớn xuất phát dựa trên quan điểm cho rằng lựa chọn này sẽ giúp cắt giảm chi phí vận hành xe.
Dịch vụ mới của Ahamove có tên EV Car Rental, chủ yếu cho thuê tự lái các dòng xe chạy điện mang thương hiệu VinFast, bao gồm cả xe máy và xe ô tô điện.
Xe điện của Wuling có doanh số lớn nhất thế giới khiến hãng xe này rất tự tin khi xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để hãng xe Trung Quốc có thể thành công.
Trao đổi với Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch BYD cho biết sẽ mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp xe điện tại Việt Nam với những công nghệ tốt nhất để cung cấp cho thị trường Đông Nam Á.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.