Tiêu điểm
Cơ hội nào cho xe điện Wulling?
Xe điện của Wuling có doanh số lớn nhất thế giới khiến hãng xe này rất tự tin khi xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để hãng xe Trung Quốc có thể thành công.

Ngày 24/5, nhà sản xuất TMT Motors đã xuất xưởng xe điện Wuling HongGuang MiniEV đầu tiên tại Việt Nam.
Mẫu ô tô điện mini giá rẻ này có ngoại hình nhỏ gọn, với hai cửa và 4 chỗ ngồi. Phía TMT Motors cho biết nhà máy ô tô điện của TMT Motors được đặt tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, với công suất sản xuất, lắp ráp giai đoạn 1 là 30.000 xe/năm và giai đoạn 2 là 60.000 xe/năm. Dự kiến ô tô điện Wuling HongGuang MiniEV sẽ chính thức ra mắt và nhận đặt hàng trong Quý II/2023.
Trước đó, hồi tháng 1/2023, TMT Motors đã ký hợp tác chiến lược với liên doanh GM (Mỹ), trong đó liên doanh GM cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam.
Wuling HongGuang MiniEV là mẫu xe điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới các năm 2020, 2021, 2022, theo thống kê của JATO Dynamics. Tại Trung Quốc, số tiền phải bỏ ra để sở hữu xe dao động từ 43.800-49.800 nhân dân tệ (tương đương 149-169 triệu đồng). Hiện tại, giá bán ở thị trường Việt Nam chưa được nhà sản xuất công bố.
Sự xuất hiện của Wuling HongGuang MiniEV đánh dấu bước đi tiếp theo của các hãng xe Trung Quốc trong chiến lược mở rộng sang thị trường Đông Nam Á. Đầu năm 2023, Changan - hãng xe điện bán chạy thứ tư tại Trung Quốc đã đầu tư 285 triệu USD xây dựng nhà máy tại Thái Lan.
Tuy nhiên, khả năng thành công của xe Trung Quốc tại Việt Nam vẫn là một dấu hỏi. Thực tế, trong khoảng 2 năm gần đây, nhiều hãng xe Trung Quốc như BYD, Chery, Great Wall hay MG đều muốn gia nhập thị trường ôtô Việt Nam nhưng không mấy thành công.
Năm ngoái, Great Wall Motor, được biết đến với thương hiệu Haval mở văn phòng đại diện và tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam nhưng nhanh chóng rút về nước chỉ sau 6 tháng.
Một hãng ô tô Trung Quốc lớn khác là Chery hé lộ thông tin quay lại thị trường Việt Nam từ đầu năm ngoái. Một số mẫu xe có thể được hãng này ra mắt tại Việt Nam cũng dần lộ diện. Thậm chí Chery còn tham vọng các mẫu xe của mình sẽ nằm ở phân khúc tầm trung chứ không chỉ là giá rẻ. Tuy nhiên tất cả vẫn chỉ là kế hoạch, khi cho tới này Chery vẫn chưa thể ra mắt mẫu xe hay đại lý nào tại Việt Nam.
Xe điện của Wuling có doanh số lớn nhất thế giới khiến hãng xe này rất tự tin khi xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên lợi thế lớn nhất của dòng xe điện này lại giá rẻ lại khó phát huy tại Việt Nam. Xe điện cỡ nhỏ tại Trung Quốc được ưu đãi rất nhiều từ hỗ trợ người mua cho tới chỗ đỗ xe và nơi sạc điện.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, mọi lợi thế của Wuling ở Trung Quốc đều không tồn tại. Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã từ chối đề xuất giảm thuế nhập khẩu ôtô điện của Wuling. Mức giá cao hơn sự kỳ vọng của khách hàng có thể khiến hãng xe này gặp khó.
Một yếu tố nữa sẽ tác động tới cơ hội của Wuling đó là VinFast – thương hiệu ô tô nội địa của Việt Nam hiện đã chuyển sang bán 100% xe điện. Sắp tới, VinFast cũng sẽ cho ra mắt mẫu xe mini EV. Đây là thông tin được Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng tiết lộ trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên vừa qua.
Một số thương hiệu xe Nhật Bản và Hàn Quốc nhạy bén cũng bắt đầu dịch chuyển sang xu hướng xe điện. Năm ngoái, Hyundai Thành Công bắt đầu mở bán thử xe điện Ioniq 5 - một mẫu xe điện giá cao của hãng để đo nhu cầu thị trường. Tương tự, Thaco cũng có kế hoạch mang mẫu xe điện Kia EV6 về Việt Nam.
Với nhà máy sản xuất quy mô lớn, mạng lưới phân phối và đại lý rộng khắp cả nước, những mẫu xe điện do Thaco hay Hyundai Thành Công phân phối dễ dàng đến tay khách hàng hơn. Trường hợp mini EV được thị trường đón nhận, Wuling sẽ phải đối mặt với các mẫu xe tương tự đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Điểm lại, một số thương hiệu xe Trung Quốc tại Việt Nam gây được chú ý có thể kể đến như Beijing, Hongqi hay Zotye. Tuy nhiên, những thương hiệu này chỉ nhập khẩu qua những đơn vị nhập khẩu nhỏ lẻ, với số lượng hạn chế. Bên cạnh vấn đề e ngại chất lượng “xe Trung Quốc”, một nguyên nhân khác được người tiêu dùng nhắc đến đó là mạng lưới đại lý quá mỏng, khiến khách hàng khó được hỗ trợ.
Grab dùng xe điện Selex Motors để giao hàng
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.