Tiêu điểm
Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát tốt dịch trước 15/9
Xét nghiệm toàn bộ người dân, hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vaccine cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên… là những biện pháp mà Hà Nội sẽ triển khai trong 1 tuần tới để vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh trước ngày 15/9, tiến tới thúc đẩy kinh tế toàn thành phố.

Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành công điện khẩn tối 6/9 về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, để nhanh chóng kiểm soát tình hình, từ ngày 6/9 đến 12/9, thành phố xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên địa bàn.
Theo nguyên tắc, toàn bộ người dân tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, khu vực nguy cơ rất cao được lấy mẫu từ 2 - 3 ngày/lần; 5 – 7 ngày/lần đối với khu vực có nguy cơ cao; ít nhất 1 lần tại các khu vực khác.
Đồng thời, người dân được hướng dẫn tự lấy mẫu có sự giám sát nhân viên y tế và áp dụng các phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp.
Thành phố sẽ tăng cường các điểm lấy mẫu di động tại các xã, phường, thị trấn; huy động các lực lượng xét nghiệm thần tốc, quét nhiều vòng để giúp bóc tách rất nhanh các ca F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các "vùng đỏ", "vùng vàng" và mở rộng "vùng xanh" trong khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Sau ngày 12/9/2021, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu để giám sát, đánh giá nguy cơ.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trước ngày 15/9, trên cơ sở số vaccine được phân giao của Bộ Y tế.
Tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định; đặc biệt ưu tiên và lưu ý lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng.
Thành phố sẽ tổ chức nhiều điểm tiêm, đưa các điểm tiêm đến gần người dân nhất có thể, như tại phường, xã, tổ dân phố, thôn, khu phố; không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, giảm bớt thủ tục hành chính; tăng cường tiêm ngoài giờ, vào buổi tối để đảm bảo hoàn thành tiến độ; ưu tiên tiêm tại chỗ, tiêm cuốn chiếu, tiêm dứt điểm cho từng khu vực theo đơn vị hành chính.
Các địa phương khởi động ngay việc phục hồi và thúc đẩy kinh tế tại các ‘vùng xanh’, ‘vùng vàng’ và tiến tới trên toàn địa bàn thành phố từ ngày 15/9/2021.
Theo đó, các khu vực nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm, dứt khoát việc giãn cách xã hội; không để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”; yêu cầu người dân không ra khỏi nhà “ai ở đâu, ở đó”.
Còn các khu vực có nguy cơ thấp cần duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi có đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”; từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất tại các địa bàn kết thúc giãn cách xã hội, đảm bảo an toàn và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định.
UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật tiến độ triển khai thực hiện các nội dung được giao tại công điện này, gửi báo cáo UBND thành phố qua Sở Y tế vào 12h và 18h hàng ngày.
Sở Y tế chịu trách nhiệm tổng hợp, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan.
Trước đó, Hà Nội đã triển khai hai chiến dịch xét nghiệm diện rộng, đợt 1 trên 1,1 triệu người bằng kỹ thuật RT-PCR; đợt hai lấy thêm khoảng 200.000 mẫu, chia làm hai giai đoạn.
Đến ngày 5/9, Hà Nội đã tiêm được tổng cộng trên 2,3 triệu mũi, trong đó hơn 2 triệu mũi 1 và trên 200.000 mũi 2. Số người được tiêm bằng 24,97% dân số và bằng 33,98% người dân trong độ tuổi tiêm chủng.
Ngày 6/9 là ngày đầu Hà Nội thực hiện phương án lập ba vùng chống dịch, chia theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất. Việc phân vùng sẽ được thực hiện đến 6h ngày 21/9.
Vùng 1 - 'vùng đỏ' tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 gồm 10 quận, huyện Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Vùng 2 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sống Đuống với Vùng 1. Toàn bộ vùng này áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.
Vùng 3 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên; và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Vùng này sẽ áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ "vùng 1".
Sau 3 đợt giãn cách liên tục, số ca mắc mới của thành phố trung bình những ngày gần đây khoảng 50 ca. Theo số liệu từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận 3.580 ca mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ 4, trong đó 1.565 ca ngoài cộng đồng, 2.015 ca tại khu cách ly. Riêng ngày 6/9, Hà Nội có thêm 53 ca mắc mới, trong đó 2 ca tại cộng đồng.
Hà Nội hiện có 6 ổ dịch phức tạp gồm: các chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có 412 ca mắc; phường Văn Miếu có 113 ca mắc, Văn Chương (Đống Đa) có 89 ca mắc; phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) có 46 ca mắc; xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) có 17 ca mắc; chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) có 16 ca mắc. Trong đó, Thanh Xuân Trung có số ca mắc cao nhất nhưng về cơ bản đã được kiểm soát.
Đến nay, theo tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế, 23 địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội được chia làm 3 nhóm.
Nhóm 1 gồm 8 địa phương gồm Sóc Trăng, Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Phú Yên đang kiểm soát tốt dịch bệnh.
Nhóm 2 gồm 11 địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch.
Nhóm 3 gồm 4 địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để có thể thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên… sẵn sàng chi viện nếu Hà Nội cần khi xét nghiệm thần tốc diện rộng.
15 quận, huyện tại Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 21/9
Hà Nội thông báo quy trình xét duyệt, cấp giấy đi đường
Công an thành phố Hà Nội vừa có thông báo về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid - 19 trong vùng 1 (vùng đỏ) - nơi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội từ 6h00 ngày 6/9 đến 6h00 ngày 21/9/2021.
Hà Nội yêu cầu người dân không di chuyển qua 30 chốt cứng
30 chốt cứng tại Hà Nội dự kiến sẽ được lắp đặt xong trong ngày 4/9.
15 quận, huyện tại Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 21/9
Hà Nội sẽ phân thành 3 vùng để áp dụng các mức độ giãn cách phù hợp với nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Hà Nội công bố phương án chống dịch Covid sau ngày 6/9
Sau đợt giãn cách thứ ba, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở ‘vùng đỏ’ và điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 với ‘vùng cam’ và ‘vùng xanh’.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.