15 quận, huyện tại Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 21/9

Nhật Hạ Thứ sáu, 03/09/2021 - 20:06

Hà Nội sẽ phân thành 3 vùng để áp dụng các mức độ giãn cách phù hợp với nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Sau 3 đợt giãn cách và đặc biệt sau các đợt xét nghiệm diện rộng vừa rồi, dịch tại Hà Nội tập trung ở các quận nội thành và có sự lây lan mạnh, trong khi các quận huyện khác đã giảm nguy cơ.

Tuy nhiên, nới lỏng giãn cách theo địa giới hành chính trong khu vực mật độ dân cư cao là khó khả thi, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết tại cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 chiều nay (3/9).

Để không phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố, giảm áp lực an sinh, sản xuất và áp lực lên hệ thống chính quyền các cấp, thành phố quyết định phân thành 3 vùng từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9 để áp dụng các mức độ giãn cách phù hợp với nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Từ đó, các lớp được hình thành để ngăn chặn lây lan và và tập trung nhân lực, vật lực để phòng chống dịch ở khu vực nguy cơ cao; tập trung có trọng tâm để xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao.

Cụ thể, vùng 1 gồm 10 quận, huyện Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tin.

Vùng này tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc "ai ở đâu, ở đó", "người ở vùng nào, ở vùng đó" để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực ‘vùng đỏ’ và ‘vùng cam’.

Đây là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Thành phố xác định khu vực này hiện là vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao.

Vùng 1 có 53 đường qua sông/kênh kết nối với vùng 2, 3, trong đó, thành phố sẽ đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông và lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do công an chủ trì, trực 24/24.

Thành phố yêu cầu cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng, bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu; đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt là tại các khu cách ly, phong tỏa; đối với các quận có ít hệ thống phân phối sẽ bổ sung thêm các hình thức lưu động; thực hiện tốt an sinh xã hội; tăng cường shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu theo đặt hàng của người dân.

Vùng 2 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sống Đuống với Vùng 1.

Toàn bộ vùng 2 áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.

Khu vực này đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn, có thể chia thành phân khu trong phân vùng để tổ chức thực hiện đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” trong Vùng 2 cho các khu công nghiệp lớn vận hành thuận lợi theo mô hình mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch hỗ trợ Vùng 1.

Vùng 3 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên; và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng này sẽ áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ "vùng 1".

Đây là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp; chủ yếu được chia bởi Sông Nhuệ, Sông Đáy.

Theo lãnh đạo Hà Nội, mục tiêu của phân vùng để siết chặt vùng 1; kiểm soát luồng ra khỏi vùng 1 sang vùng 2 và vùng 3.

Thành phố xác định giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng. Các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại vùng 2, vùng 3.

Hà Nội hiện có 6 ổ dịch phức tạp gồm: các chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có 412 ca mắc; phường Văn Miếu có 113 ca mắc, Văn Chương (Đống Đa) có 89 ca mắc; phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) có 46 ca mắc; xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) có 17 ca mắc; chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) có 16 ca mắc. Trong đó, Thanh Xuân Trung có số ca mắc cao nhất nhưng về cơ bản đã được kiểm soát.

Theo số liệu từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận 3.424 ca mắc Covid-19, trong đó 1.559 ca ngoài cộng đồng, 1.865 ca tại khu cách ly. Riêng hôm nay (3/9), Hà Nội ghi nhận 58 ca mắc mới, trong đó 6 ca tại cộng đồng.

Điểm mới trong phương án chống dịch Covid-19 tại Hà Nội sau 6/9
Dự kiến có 6 nhóm đối được Công an thành phố cấp giấy đi đường.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố đã thành lập 3 tổ công tác chuyên trách do các Phó chủ tịch UBND thành phố phụ trách từng lĩnh vực như: xét nghiệm, cách ly, tiêm vaccine, thu dung điều trị, hậu cần, cơ sở vật chất phục vụ các khu cách ly tập trung…

Hiện Hà Nội đã kích hoạt 2.000 giường bệnh cho 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.

Sở Y tế cũng đã nâng quy mô điều trị, cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng lên 20.000 giường. Tính đến nay, đã tiếp nhận và điều trị 3.428 bệnh nhân; hiện còn hơn 1.000 bệnh nhân đang điều trị và 53 bệnh nhân nặng. Sở Y tế cũng đã phối hợp Sở Văn hóa và thể thao xây dựng bài tập thể dục để hướng dẫn cho các bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để nâng cao sức khỏe.

Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết, Hà Nội đã triển khai ký hợp đồng với các bệnh viện công lập, ngoài công lập thuộc trung ương và thành phố tham gia công tác xét nghiệm, nâng công suất xét nghiệm lên 200 nghìn mẫu/ngày.

Theo đó, trong những ngày qua, thành phố đã tổ chức xét nghiệm tất cả khu vực phong tỏa 2-3ngày/lần, khu vực nguy cơ cao 5-7 ngày/lần; tổ chức xét nghiệm ở những khu vực tiếp giáp với khu vực nguy cơ cao, tiếp giáp khu vực phong tỏa, khu vực đông dân cư, khu tập thể cũ, chật hẹp…; thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ như: shipper, lái xe công nghệ, người tiếp xúc với nhiều người, người bán hàng ở chợ, siêu thị…

Về việc triển khai tiêm vaccine, hiện Hà Nội đã tiêm chủng được khoảng 32% dân số. Thời gian tới, thành phố phấn đấu cam kết tiêm chủng đạt 150.000 mũi/ngày. Đồng thời, bà Hà đề nghị Bộ Y tế phân bổ vaccine để đạt độ bao phủ tiêm chủng.

Giám đốc Sở Y tế nhận định: “Nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng”.

Về việc cấp giấy đi đường, Giám đốc Sở Công an thành phố Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố được phân chức năng cấp phát, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xử lý về cấp giấy đi được cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dự kiến có 6 nhóm đối được cấp.

Nhóm 1: Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được được quy định tại Chỉ thị 16.

Nhóm này còn bao gồm cá nhân làm việc tại cơ quan ngoại giao, gồm cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. Các đối tượng này thực hiện theo thông lệ quốc tế, thông lệ ngoại giao quy định.

Nhóm 2: cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu. Thẩm quyền cấp là Công an thành phố.

Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.

Nhóm 4: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan.

Nhóm 5: Công dân của các trường hợp gồm người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.

Bên cạnh đó là người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể, giấy đi chợ; thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn. Cá nhân đi sân bay có vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao có giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa chỉ cần có chứng minh thư/căn cước công dân và xét nghiệm âm tính trong vòng 72h.

Nhóm 6: tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu. Thẩm quyền cấp là Công an thành phố.

Nhiều tỉnh, thành công bố phương án giãn cách xã hội tiếp theo

Nhiều tỉnh, thành công bố phương án giãn cách xã hội tiếp theo

Tiêu điểm -  3 năm
Một số tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang… đang xem xét nới lỏng một số nơi trên địa bàn.
Nhiều tỉnh, thành công bố phương án giãn cách xã hội tiếp theo

Nhiều tỉnh, thành công bố phương án giãn cách xã hội tiếp theo

Tiêu điểm -  3 năm
Một số tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang… đang xem xét nới lỏng một số nơi trên địa bàn.
Hà Nội công bố phương án chống dịch Covid sau ngày 6/9

Hà Nội công bố phương án chống dịch Covid sau ngày 6/9

Tiêu điểm -  3 năm

Sau đợt giãn cách thứ ba, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở ‘vùng đỏ’ và điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 với ‘vùng cam’ và ‘vùng xanh’.

Khánh thành bệnh viện điều trị Covid-19 quy mô 500 giường tại Hà Nội

Khánh thành bệnh viện điều trị Covid-19 quy mô 500 giường tại Hà Nội

Tiêu điểm -  3 năm

Bệnh viện quy mô 500 giường với trang thiết bị hiện đại đặt tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

300 bác sỹ trực tư vấn online về Covid-19 qua Tổng đài 1022 Hà Nội

300 bác sỹ trực tư vấn online về Covid-19 qua Tổng đài 1022 Hà Nội

Tiêu điểm -  3 năm

Sau 5 ngày hoạt động, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận hơn 2.000 cuộc gọi, phản ánh của người dân liên quan đến công tác phòng chống, dịch trên địa bàn TP. Hà Nội.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6/9, tăng cường các biện pháp chống dịch

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6/9, tăng cường các biện pháp chống dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, đây là thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống dịch.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  20 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".