Tài chính
Hai lần thế chấp dự án của chủ đầu tư Ciputra
Tương tự như nhiều chủ đầu tư bất động sản khác ở Việt Nam, liên doanh Ciputra cũng thế chấp các dự án tại KĐT Nam Thăng tại ngân hàng để vay vốn.
Ciputra là khu đô thị cao cấp đầu tiên tại Hà Nội, do Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư. Đây là liên doanh giữa Tập đoàn Ciputra (Indonesia) và Công ty UDIC, Hà Nội.
Gần đây dự án này gây chú ý bởi việc xin điều chỉnh quy hoạch và vấp phải sự phản đối của các cư dân đang sinh sống tại đây. Sau đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo các bộ, ngành cần làm rõ việc điều chỉnh quy hoạch này.
Khu đô thị này có quy hoạch rộng hơn 300 ha với thiết kế 50 tòa nhà cao tầng và 2.500 căn nhà thấp tầng. Dù được triển khai từ năm 2003 nhưng đến nay mới hoàn thành giai đoạn 1 với phần diện tích nhỏ. Hai giai đoạn còn lại của dự án mới được chủ đầu tư phát triển một số hạng mục, chủ yếu là các khu thấp tầng.
Sau nhiều năm không sử dụng vốn vay ngân hàng, gần đây Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã sử dụng các lô đất trong khu đô thị làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, tương tự như các chủ đầu tư khác tại Việt Nam.
Cụ thể, vào cuối năm 2016, toàn bộ lợi ích từ việc kinh doanh các tòa nhà chung cư L03, L04, L05 (TheLINK 345) của dự án được thế chấp tại Indovina Bank, Hà Nội. Sau đó, năm 2017, chủ đầu tư tiếp tục thế chấp lợi ích từ việc kinh doanh trên lô K (khu biệt thự Grand Gardenville Tây Hồ) tại ngân hàng này.
Ngoài việc tự phát triển các dự án thành phần tại Ciputra, từ giữa năm 2018, nhiều lô đất thuộc giai đoạn 2 và 3 của dự án được Công ty bán lại cho Tập đoàn Sunshine và Tập đoàn Vimedimex.
Sunshine Group là một nhà phát triển bất động sản mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã phát triển nhanh chóng vài năm gần đây. Tại Ciputra, tập đoàn này đang hoàn thiện 2 dự án Sunshine City và Sunshine Riveside, đồng thời đang công bố phát triển một số dự án khác.
Còn Vimedimex Group, xuất thân từ một công ty kinh doanh dược phẩm, đã xây dựng thương hiệu Vimefulland trong lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án chung cư và nhà thấp tầng ở Hà Nội. Gần đây, Vimedimex mua lại lô đất TM01 rộng gần 20.000 m2 có chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp. Tập đoàn này còn đặt cọc để mua các lô đất ký hiệu CT05, CT06 có tổng diện tích 59.629 m2, nằm gần lô TM01.
Một công ty liên quan đến Vimedimex là Công ty bất động sản Thanh Trì đặt cọc mua lại lô đất BT05 tại Ciputra từ Công ty UDIC. Lô đất này có quy hoạch là 81 căn nhà ở thấp tầng trên diện tích gần 14.000 m2.
Việc liên doanh Ciputra chuyển nhượng các lô đất giúp kéo thêm nhiều chủ đầu tư tham gia hoàn thiện khu đô thị rộng lớn này. Đồng thời cũng mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho liên doanh ngay trong ngắn hạn thay vì tiếp tục “ôm đất” như hàng chục năm qua.
Công ty UDIC, đại diện của Việt Nam nắm giữ 30% cổ phần tại liên doanh, cho biết, cổ tức thu được từ các đơn vị thành viên (chủ yếu từ Ciputra) trong năm 2018 đạt 634,5 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2017. Nguồn thu này giúp Công ty UDIC lãi lớn so với các năm trước.
Trong khi đó lợi nhuận thuộc về Ciputra được sử dụng để góp vốn vào liên doanh theo con số đã đăng ký là 300 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng). Trong đó phía Việt Nam góp 2.052 tỷ đồng bằng quyền sử dụng đất, còn tập đoàn Ciputra góp bằng tiền, khoảng 4.789 tỷ đồng.
Liên doanh Ciputra lãi lớn nhờ chuyển nhượng đất?
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.