Hai thòng lọng chực chờ doanh nghiệp

An Chi Thứ năm, 09/02/2023 - 09:09

Phần lớn doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ phá sản vì đói vốn và áp lực lãi suất cao.

Hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó là do tắc nghẽn dòng vốn

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, nền kinh tế đang đối mặt với những khó khăn rất lớn. Đáng chú ý, đây là khó khăn của bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế - khu vực nội địa.

Theo ông Thiên, một nghịch lý khó lý giải hiện nay là các số liệu tăng trưởng kinh tế tốt nhưng hoạt động của các doanh nghiệp lại đang rất khó khăn. 

"Đây là vấn đề cần phải mổ xẻ để có chiến lược tập trung và tìm giải pháp. Nếu không tìm ra đúng nguyên nhân sẽ rất khó tháo gỡ. Thay vì tự hào nền kinh tế ổn định nhất thế giới, tính ứng biến cao, nền kinh tế cần có khả năng ứng phó với khó khăn để có giải pháp sát sườn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển", ông Thiên nói.

Trong đó, một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó là do tắc nghẽn dòng vốn. Sau nửa đầu năm 2022, càng về cuối năm, càng nhiều dấu hiệu cho thấy dòng vốn giống như "máu của nền kinh tế" không được lưu thông đẩy các doanh nghiệp vào thực trạng thiếu dòng tiền. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn lớn như bất động sản.

Ông Trần Đình Thiên: Nên tập trung cứu doanh nghiệp lớn

Việc kiểm soát tín dụng, trái phiếu và lãi suất tăng cao đã khiến thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, không có thanh khoản, doanh nghiệp không có dòng tiền để triển khai dự án và tiếp tục duy trì hoạt động.

Trong khi đó, bất động sản là kênh có vai trò rất lớn cho sự phát triển kinh tế. Mặc dù chỉ đóng góp 5% trong GDP nhưng đây là lĩnh vực có khả năng lan toả rất lớn tới các ngành nghề các và tác động mạnh mẽ lên thị trường tài chính. 

Hệ quả kéo theo của thực trạng này là nguy cơ khủng hoảng lòng tin rất lớn trên thị trường của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nếu không sớm có giải pháp khơi thông dòng vốn trên thị trường, hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế chung sẽ là rất quan ngại. 

Theo ông Thiên, trong khi khu vực FDI (các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vẫn tăng trưởng rất tốt trong thời gian vừa qua thì các doanh nghiệp nội địa lại đang "có vấn đề". Nguyên nhân là do việc cung ứng vốn cho khu vực FDI không thuộc trách nhiệm của khu vực tài chính Việt Nam mà chủ yếu vốn từ nước ngoài nên câu chuyện "khô cạn" về vốn của nền kinh tế không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp FDI. 

"Khu vực doanh nghiệp trong nước đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn vốn. Khu vực nội địa đang bị trói buộc hơn rất nhiều so với khu vực FDI. Với lãi suất cao 15-16%/năm như hiện nay, làm sao doanh nghiệp sống được? Chưa kể đến những vướng mắc khác như thể chế về luật lệ, pháp lý như về đất đai, cơ chế xin - cho...", ông Thiên nhấn mạnh và cho rằng, cần sớm có giải pháp tăng cường cung ứng vốn cho khu vực nội địa nếu muốn nền kinh tế phát triển bền vững. 

Thời gian tới trong điều kiện lạm phát tăng, lãi suất lên cao, nền kinh tế bất ổn sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới khu vực các doanh nghiệp nội địa, ông Thiên nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cũng cho rằng, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng đang gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bất động sản. 

"Nếu lãi suất dài hạn trên 10% thì doanh nghiệp không có cửa để đầu tư". Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp kéo lãi suất dài hạn xuống để kích thích đầu tư. Các ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng cần có lợi nhuận để bảo đảm quyền lợi của mình và các cổ đông... nhưng nên có sự đồng hành, chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp ở thời điểm này, ông Hòa nhấn mạnh.

Cần sớm khôi phục thị trường bất động sản

Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, TS Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, khôi phục thị trường bất động sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.

'Kinh tế Việt Nam sẽ không đối diện một cuộc khủng hoảng'

Theo ông Lộc, thị trường bất động sản có vai trò lớn đối với nền kinh tế. Phát triển bất động sản là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và là động lực cho nền kinh tế.

Bước vào năm 2023 nhiều khó khăn hơn năm 2022, để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thu hút dòng tiền trở lại thị trường bất động sản, trước hết, Chính phủ phải giải quyết các vấn đề về dòng vốn cho thị trường, thể chế và pháp lý và thủ tục hành chính.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần hệ thống lại các chính sách, pháp lý để trên cơ sở đó dẫn dắt cho việc tái cấu trúc thị trường vốn cho ngành bất động sản và khơi thông nguồn vốn vào thị trường này. Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu rất rõ chính sách tài chính, chính sách tiền tệ phải chắc chắn và linh hoạt, điều đó bảo đảm đối phó với áp lực lạm phát đang gia tăng. Mặt khác các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giãn, hoãn nợ cần được tiếp tục để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Về phía doanh nghiệp, ông Lộc cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần có giải pháp đa dạng các nguồn vốn từ trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ đầu tư… thay cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Mặc dù vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp này thì vai trò của nguồn vốn tín dụng rất quan trọng.

Quá trình khôi phục của thị trường bất động sản sẽ là quá trình sàng lọc rất đau đớn, sẽ có những doanh nghiệp buộc phải rời thị trường, có những doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Do đó, những giải pháp mạnh mẽ, kịp thời của Chính phủ ngay lúc này là hết sức cần thiết, ông Lộc nhấn mạnh.

Còn theo ông Thiên, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề then chốt là bơm vốn cho nền kinh tế. Không chỉ kiểm soát vốn tín dụng, việc việc bơm vốn cho nền kinh tế qua kênh đầu tư công và giải ngân vốn cho chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội hiện đang rất chậm, không đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong khi đó, thời điểm hiện nay có tính sống còn rất lớn với các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp tích cực bơm tiền ra nền kinh tế ngay lúc này. Nếu chậm trễ, doanh nghiệp “chết” sẽ không còn cơ hội để phục hồi.

Mặt khác, bơm vốn cũng là cách có thể giúp giảm nợ xấu, ổn định kinh tế vĩ mô. Hiện nay, rất nhiều dự án đang mắc kẹt, không có tiền để tiếp tục triển khai, hoàn thiện, dẫn tới không đủ điều kiện vay ngân hàng. Chỉ khi có dòng tiền mới có thể giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn nêu trên, từ đó giảm bớt được nợ xấu.

Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho doanh nghiệp cũng cần được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Chính phủ không nên sợ lạm phát mà thắt chặt việc tiếp cận dòng vốn, bởi lúc này doanh nghiệp đang rất yếu và cần tiền để quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Thiên nhấn mạnh.

Về lâu dài, vị chuyên gia này cho rằng, việc tái cấu trúc lại thị trường tài chính, tiền tệ là hết sức quan trọng. Hiện thị trường ngân hàng liên quan đến vốn tín dụng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường cổ phiếu đang phát triển lệch lạc, "méo mó". Việc gánh nặng dòng tiền đổ về thị trường vốn tín dụng nhiều quá đang gây những hệ lụy không tốt cho thị trường tài chính tiền tệ và cả hoạt động của các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Chính phủ cần sớm có giải pháp cho hệ thống thị trường này, cũng như các giải pháp thể chế để cân bằng lại thị trường vốn. Trong đó đặc biệt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường cổ phiếu cần phải phát triển an toàn, lành mạnh, bảo đảm chia sẻ rủi ro, san sẻ gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, ông Thiên chia sẻ.

Bất động sản công nghiệp đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023

Bất động sản công nghiệp đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023

Bất động sản -  2 năm
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023 do bối cảnh kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại và áp lực lớn từ nguồn cung dồi dào.
Bất động sản công nghiệp đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023

Bất động sản công nghiệp đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023

Bất động sản -  2 năm
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023 do bối cảnh kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại và áp lực lớn từ nguồn cung dồi dào.
Doanh nghiệp bất động sản đối mặt khó khăn lớn nhất 2 thập kỷ

Doanh nghiệp bất động sản đối mặt khó khăn lớn nhất 2 thập kỷ

Bất động sản -  2 năm

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang phải chống chọi với những khó khăn rất lớn, thậm chí còn khốc liệt hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng trước đó vào những năm 2010.

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản

Bất động sản -  2 năm

Cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ đến hạn và vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm hợp lý là hai trong bốn kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm thị trường khó khăn khắc nhiệt của năm 2023.

Bất động sản khó hồi phục trong nửa cuối 2023

Bất động sản khó hồi phục trong nửa cuối 2023

Bất động sản -  2 năm

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội cho rằng, thanh khoản sẽ vẫn là bài toán nan giải của thị trường bất động sản 2023. Không giải được bài toán này, thị trường khó có thể phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Nâng tầm sứ mệnh nghề môi giới bất động sản

Nâng tầm sứ mệnh nghề môi giới bất động sản

Bất động sản -  2 năm

Sứ mệnh trở thành “nhà trung gian” kết nối giữa chủ đầu tư và khách hàng, giúp khơi thông dòng chảy thị trường chính là sức mạnh nội lực to lớn giúp Cen Group vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Bộ Tài chính cảnh báo lỗ hổng giúp doanh nghiệp FDI trốn thuế

Bộ Tài chính cảnh báo lỗ hổng giúp doanh nghiệp FDI trốn thuế

Tiêu điểm -  6 giờ

Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.

Đà Nẵng vươn mình trở thành trung tâm kinh tế tích hợp mới

Đà Nẵng vươn mình trở thành trung tâm kinh tế tích hợp mới

Tiêu điểm -  13 giờ

Đà Nẵng đang từng bước tái định vị trong bản đồ kinh tế Việt Nam như một trung tâm hội tụ công nghiệp công nghệ cao, tài chính quốc tế, logistics và du lịch cao cấp.

Thép xanh Nam Định lăn bánh

Thép xanh Nam Định lăn bánh

Tiêu điểm -  14 giờ

Tổ hợp Thép xanh trị giá 98.000 tỷ đồng tại tỉnh Nam Định đã chính thức kích hoạt khởi công, thể hiện bước tiến mới trong tham vọng của Tập đoàn Xuân Thiện.

Thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ thoát thuế chống bán phá giá

Thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  1 ngày

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ dự kiến sẽ thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thuế chống bán phá giá.

500.000 tỷ đồng đã sẵn sàng bơm vào các dự án hạ tầng

500.000 tỷ đồng đã sẵn sàng bơm vào các dự án hạ tầng

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ thúc tiến độ xây dựng hạ tầng, hệ thống ngân hàng sẵn sàng bơm 500.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm.

Bộ Tài chính cảnh báo lỗ hổng giúp doanh nghiệp FDI trốn thuế

Bộ Tài chính cảnh báo lỗ hổng giúp doanh nghiệp FDI trốn thuế

Tiêu điểm -  6 giờ

Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.

Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ

Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ

Doanh nghiệp -  6 giờ

Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.

'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept

'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept

Doanh nghiệp -  6 giờ

Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.

Bảo hành điện tử: Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn

Bảo hành điện tử: Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Doanh nghiệp -  9 giờ

Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.