Bất động sản
4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản
Cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ đến hạn và vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm hợp lý là hai trong bốn kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm thị trường khó khăn khắc nhiệt của năm 2023.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, thị trường bất động sản đang rất khó khăn. Năm 2022 là năm “khó khăn khắc nghiệt nhất” và năm 2023 là năm “quyết định sống,l còn" đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Trong đó, khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay có yếu tố không nhỏ đến từ vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2022 gần 1.200 tăng 38,7% so với năm 2021. Thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ tác động bất lợi dây chuyền lan sang nhiều lĩnh vực kinh tế và cả vấn đề đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người yếu thế.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO; thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, thậm chí có đơn vị giảm đến 50% số lao động, giảm lương từ 30-50%, không có thưởng Tết Qúy Mão. Nhiều người có nhu cầu thực nhưng cũng khó tạo lập được nhà ở.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua. Điều này đã đẩy các doanh nghiệp vào thực trạng thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, nhiều khả năng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”.
Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo của các doanh nghiệp là vấn đề trái phiếu riêng lẻ và các khoản vay tín dụng đến hạn kéo theo rủi ro chuyển thành nợ xấu hoặc nhảy nhóm nợ xấu hơn.
Dự báo năm 2023 là năm “quyết định sống còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản nếu không được hỗ trợ giải quyết “nút thắt” về dòng tiền để đảm bảo tính thanh khoản. Trước hết là nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các doanh nghiệp bất động sản mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, ông Châu nhận định.
Trước thực trạng này, HoREA vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước kiến nghị cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm để vượt qua thời điểm khó khăn trong năm 2023.
Cụ thể, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét ban hành thông tư mới tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm và đề nghị sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như phát sinh trước ngày 31/12/2022 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm; khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ doanh thu, thu nhập sụt giảm của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Về điều kiện vay vốn tín dụng, hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng không yêu cầu doanh nghiệp bất động sản phải có “Giấy phép xây dựng” thì mới được vay vốn tín dụng.
Đối với doanh nghiệp bất động sản có khoản vay tín dụng quá hạn bị chuyển thành “nợ xấu” thuộc “nhóm 2, nhóm 3” có nhu cầu vay vốn tín dụng để thực hiện dự án, hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép tổ chức tín dụng được xem xét giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện sau đây: Đề nghị xem xét từng trường hợp để cho “khoanh nợ” đối với khoản “nợ xấu” thuộc “nhóm 2, nhóm 3”; Dự án đã có “chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có tính khả thi; Có tài sản bảo đảm cho khoản vay tín dụng; Được tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi.
Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16 Thông tư 22/2019/TT-NHNN) giãn lộ trình quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn thêm 12 tháng.
Cụ thể, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021: 40%; Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022: 37%; Từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 30/9/2024: 34%; Từ ngày 01/10/2024: 30%.
Đồng thời, hiệp hội cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ người mua nhà được vay vốn tín dụng để hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, ổn định và bền vững, có lợi cho sự phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững của cả hệ thống tín dụng.
Đầu tư bất động sản giảm mạnh trên toàn châu Á - Thái Bình Dương
Định hướng tín dụng tăng 14-15% năm 2023
Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022 khoảng 14,17%, NHNN đã tính toán định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15%, nhưng vẫn có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.
Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại trong năm 2023
Rủi ro lãi suất tiếp tục tăng và triển vọng kinh tế chưa lạc quan có thể khiến doanh nghiệp lẫn cá nhân giảm đòn bẩy tài chính. Công ty chứng khoán ước tính, tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 có thể rơi vào mức 11 - 12%.
Sau nới room tín dụng, các kênh đầu tư nào hút vốn nhiều nhất?
Room tín dụng giai đoạn cuối năm được nới thêm 1,5 - 2% là cú hích giúp thị trường bất động sản khởi sắc, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư để dòng vốn chảy mạnh vào các kênh giàu tiềm năng sinh lời.
Thủ tướng chỉ đạo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Công điện được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng kịp thời, đúng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hoạt động ngân hàng đúng hướng, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.