Quốc tế
Hàn Quốc cảnh báo Nhật Bản giữa căng thẳng thương mại leo thang
Căng thẳng thương mại Nhật - Hàn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt khi hai bên vẫn còn nhiều bất đồng.
Trong động thái leo thang căng thẳng thương mại mới giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đưa ra lời cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào cản trở tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ “không thành công”.
Tại cuộc họp nội các, ông nhận định rằng các biện pháp hạn chế xuất khẩu mà Tokyo đưa ra vừa qua nhằm vào ngành công nghiệp bán dẫn và "năng lực cạnh tranh quốc gia cốt lõi" của đất nước này, Bloomberg đưa tin.
Người đứng đầu Nhà Xanh tự tin rằng các doanh nghiệp trong nước sẽ vượt qua khó khăn trước mắt, giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ Nhật Bản.
“Chúng ta sẽ vượt qua tình thế như hiện nay dù theo bất cứ kịch bản nào. Hàn Quốc đã đi xa như vậy là nhờ vượt qua những thách thức còn to lớn hơn”, Bloomberg dẫn lời.
Tuần trước, ông Moon đã có cuộc gặp với lãnh đạo 30 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, bao gồm Samsung Electronics, SK Group, Huyndai Motor, và Lotte Group, cảnh báo tình trạng căng thẳng thương mại sẽ kéo dài.
Ông cũng cho biết chính phủ nước này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước một cách tích cực để ứng phó với lệnh cấm từ Tokyo.
Theo hãng tin AP, người đứng đầu Nhà Xanh đã kêu gọi Nhật Bản dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với xuất khẩu công nghệ cao của nước này sang Hàn Quốc. Động thái này được ông nhận định tạo ra mối đe dọa phá vỡ hợp tác kinh tế song phương và có thể gây thiệt hại cho Nhật Bản hơn là Hàn Quốc.
Phía Hàn Quốc cho rằng việc tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với sản phẩm quang học và các vật liệu nhạy cảm được sử dụng chủ yếu trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình có thể gây tổn hại cho nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tuần tới sau khi cuộc gặp giữa các quan chức thương mại giữa hai nước vào thứ Sáu vừa qua không mang lại kết quả.
Mâu thuẫn giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới được cho là bắt nguồn từ việc tòa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu hãng thép Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những lao động trước đây bị ép buộc làm việc cho doanh nghiệp này trong khoảng thời gian Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên giai đoạn 1910-1945.
Phía Tokyo đã trở nên căng thẳng vì phán quyết này, cho rằng vấn đề lao động bị ép buộc đã được giải quyết đầy đủ vào năm 1965 khi hai quốc gia nối lại quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản sau đó đã tuyên bố thắt chặt xuất khẩu đối với 3 nguyên liệu quan trọng trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng cao cấp và cho rằng, các biện pháp này không liên quan đến những bất đồng về vấn đề lao động trên mà để đảm bảo vật liệu quý của Nhật Bản không bị bán cho đối tượng không phù hợp.
Trước đó, truyền thông nước này cáo buộc hợp chất hóa học hydro florua xuất sang Hàn Quốc đã được đưa sang Triều Tiên, theo tin từ Reuters. Đây cũng là cái tên nằm trong danh sách nguyên liệu Nhật Bản mới hạn chế xuất khẩu do hợp chất này có thể được sử dụng trong chế tạo vũ khí hóa học.
Ông Taimur Baig, kinh tế trưởng tại DBS Group Research nhận định sự phát triển hiện nay rất đáng lo ngại và không có ích cho kinh tế toàn cầu.
Các doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc đã mất rất nhiều năm để xây dựng các chuỗi cung ứng phức tạo và sẽ rất khó để làm lại những thỏa thuận như vậy khi niềm tin của những người liên quan đang bị ảnh hưởng, CNBC dẫn lời.
Ngừng bắn thương mại với Trung Quốc, Mỹ quay nòng súng sang EU
Giá đất hiếm Trung Quốc đạt đỉnh giữa chiến tranh thương mại
Đất hiếm tại Trung Quốc đã tăng giá lên mức cao nhất trong nhiều năm và dự báo sẽ còn tiếp tục dâng cao trong thời gian tới.
Việt Nam hưởng lợi gần 8% GDP nhờ chiến tranh thương mại
Việt Nam là nền kinh tế đứng đầu nhóm hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.