Hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ ‘đe dọa’ tới Vietnam Airlines, Vietjet Air

Trần Dũng Thứ tư, 28/03/2018 - 15:26

Bamboo Airways có thể tạo ra nguy cơ cạnh tranh với Vietnam Airlines hay Vietjet Air, tuy nhiên, viễn cảnh này sớm nhất cũng sẽ chỉ bắt đầu từ năm 2019.

Mới đây, Bamboo Airways đã ký biên bản ghi nhớ ̣(MOU) với Tập đoàn Airbus về việc mua 24 máy bay A321neo. Dự kiến, số máy bay này sẽ được giao từ năm 2019 đến 2025. Đây là thông tin bất ngờ bởi Bamboo Airways hiện vẫn chưa được cấp giấy phép hoạt động.

“Việc Bamboo Airways ký hợp đồng thỏa thuận với Airbus cho thấy hãng hàng không này tự tin sẽ nhận được giấy phép trước thời điểm cuối năm sau”, báo cáo của Công ty chứng khoán TPHCM (HSC) nhận định.

Hãng hàng không Bamboo Airways thuộc sở hữu của Công ty TNHH Hàng không Tre Việt. Công ty được thành lập năm 2017 với vốn điều lệ 700 tỷ đồng do Tập đoàn FLC nắm 100% vốn. 

Bamboo Airways đã xin Chính phủ cấp giấy phép kinh doanh từ tháng 6/2017 nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua.

Thành lập một hãng hàng không, từ lâu đã nằm trong kế hoạch phát triển của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết. Hiện tại, với hệ thống các resorts, quần thể du lịch ở nhiều tỉnh thành ven biển, FLC cần có một hãng hàng không riêng để có thể đảm bảo các đường bay đến những khu nghỉ dưỡng của mình. Chiến lược ban đầu của Bamboo Airways, vì thế sẽ tập trung mở các tuyến bay cả quốc tế và nội địa đến các tỉnh Quy Nhơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nha Trang.

Tuy việc hình thành Bamboo Airways mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh khu nghỉ dưỡng nhiều hơn, nhưng với hợp đồng thỏa thuận mua tới 24 máy bay từ Airbus, có thể thấy tham vọng của FLC không chỉ dừng lại tại đây. 

Hiện tại, ngành hàng không trong nước đang có tốc độ tăng trưởng bình quân 17% mỗi năm, cao nhất khu vực nhưng lại khá cô đặc khi chỉ có 3 hãng hàng không hoạt động trong nước.

Hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ ‘đe dọa’ tới Vietnam Airlines, Vietjet Air
Các đường bay của Bamboo Airways trước hết sẽ tập trung vào những địa điểm đặt khu nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC

Ba hãng hàng không bao gồm Vietnam Airlines,Vietjet Air và Jetstar Pacific. Trong đó, Vietnam Airlines dẫn đầu với 43% thị phần nội địa và Vietjet Air có 42% thị phần. 

Vietjet Air, với chiến lược giá rẻ của mình, đã phá vỡ thế độc quyền của Vietnam Airlines và trở thành một thế lực chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm. Thành công của Vietjet cùng với dư địa thị trường còn rất lớn là hai yếu tố củng cố tham vọng của Bamboo Airways. Nếu có chiến lược đúng đắn, hãng hàng không của ông Trịnh Văn Quyết hoàn toàn có thể chiếm thị phần đáng kể.

“Về lâu dài nhiều khả năng động thái này sẽ tạo ra nguy cơ cạnh tranh đối với các hãng hàng không hiện tại chẳng hạn như Vietnam Airlines và Vietjet Air. Tuy nhiên nguy cơ này trong trung hạn là không lớn”, HSC đánh giá tới năm 2025, Bamboo Airways có thể chiếm lĩnh được 4,2% thị phần hàng không nội địa và 1,6% thị trường hàng không quốc tế.

Bamboo Airways dự kiến sẽ trở thành hãng hàng không “hybrid”, lai ghép giữa mô hình hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống. A321neo, loại máy bay mà Bamboo Airways đã đặt mua 24 chiếc từ Airbus, là loại máy bay lớn nhất trong dòng gia đình hàng không giá rẻ A320 của Airbus. Đây cũng là loại tàu bay lý tưởng cho chiến lược “hybrid” của Bamboo Airways.

Mặc dù tỏ ra khá tự tin khi đặt bút ký vào hợp đồng thỏa thuận với Airbus, nhưng tương lai của Bamboo Airways còn ẩn chứa khá nhiều rủi ro. 

Kể cả trong trường hợp xin được giấy phép và mọi kế hoạch đúng lộ trình, với tình trạng quá tải tại các sân bay như Tân Sơn Nhất, vẫn chưa rõ Bamboo sẽ tìm kiếm chỗ đậu máy bay như thế nào. Đấy là chưa kể, với một hãng hàng không mới, việc cạnh tranh được những khung giờ lý tưởng để cất cánh và hạ cánh tại Nội Bài hay Tân Sơn Nhất cũng là những vấn đề nan giải. 

Long An đón sóng đầu tư bất động sản mới từ Vingroup, Him Lam, FLC

Long An đón sóng đầu tư bất động sản mới từ Vingroup, Him Lam, FLC

Bất động sản -  7 năm
Một làn sóng đầu tư mới của các công ty bất động sản lớn đang đổ về Long An sau khi cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực phát triển mạnh mẽ.
Long An đón sóng đầu tư bất động sản mới từ Vingroup, Him Lam, FLC

Long An đón sóng đầu tư bất động sản mới từ Vingroup, Him Lam, FLC

Bất động sản -  7 năm
Một làn sóng đầu tư mới của các công ty bất động sản lớn đang đổ về Long An sau khi cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực phát triển mạnh mẽ.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

Doanh nghiệp -  21 giờ

Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.

CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng

CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  1 ngày

Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.

WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Doanh nghiệp -  1 ngày

Dù kinh tế toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn WHA vẫn liên tiếp công bố hàng loạt dự án mở rộng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn.

EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá

EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá

Doanh nghiệp -  2 ngày

EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh

Leader talk -  13 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.

Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán

Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán

Tài chính -  18 giờ

Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.

Quản trị trong thời khủng hoảng

Quản trị trong thời khủng hoảng

Tủ sách quản trị -  20 giờ

Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.

Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D

Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D

Tiêu điểm -  20 giờ

Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025

Doanh nghiệp -  21 giờ

Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.

Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  1 ngày

Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.